Tâm lý trẻ lớp 1 có nhiều biến đổi quan trọng, vì các em phải làm quen với môi trường tiểu học mới lạ. Cha mẹ nên đặc biệt chú ý đến quá trình phát triển tâm lý trẻ ở giai đoạn này, để có thể hỗ trợ và định hướng tốt cho con.
Bạn đang đọc: Tâm lý trẻ lớp 1 cần được cha mẹ hỗ trợ thế nào để con làm quen việc học?
Contents
1. Các đặc điểm tâm lý trẻ lớp 1
1.1. Tri giác
Tri giác của trẻ ở độ tuổi này mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và mang tính không ổn định. Đặc biệt, tri giác trong tâm lý trẻ lớp 1 chủ yếu gắn với hình ảnh trực quan cụ thể và sinh động. Vì vậy, trẻ rất thích thú và bị thu hút bởi các hoạt động sôi nổi, mới mẻ, đầy màu sắc. Những hoạt động đó sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác.
1.2. Quá trình ghi nhớ
Trong giai đoạn phát triển tâm lý trẻ lớp 1, quá trình ghi nhớ máy móc vượt trội hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Trẻ lớp 1 chưa biết chọn lọc và ghi nhớ các ý nghĩa của thông tin. Trẻ chưa biết cách khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu.
1.3. Sự tập trung chú ý
Sự chú ý có chủ định trong quá trình phát triển tâm lý trẻ 6 tuổi còn yếu so với chú ý không chủ định. Khả năng kiểm soát và điều khiển chú ý của các em còn hạn chế. Sự tập trung chú ý của trẻ thiếu tính bền vững, dễ bị phân tán. Trẻ thường tập trung say mê những giờ học, môn học có những trò chơi, hình ảnh trực quan sinh động, hấp dẫn. Thời gian chú ý có chủ định chỉ kéo dài tối đa từ 25 đến 30 phút.
1.4. Sự tưởng tượng
Bước vào độ tuổi lên 6 , sự tưởng tượng của trẻ phát triển vượt trội, đa dạng và phong phú nhờ có bộ não phát triển, vốn kinh nghiệm ngày càng nhiều. Tuy nhiên, tưởng tượng của trẻ vẫn còn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi.
1.5. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một trong những đặc điểm được trau dồi thường xuyên trong giai đoạn phát triển tâm lý trẻ lớp 1. Bên cạnh sự thành thạo của ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết của trẻ lớp 1 được tập trung hình thành và phát triển. Nhờ vào sự phát triển ngôn ngữ, trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh, và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau.
Thêm vào đó, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng. Thông qua khả năng ngôn ngữ trẻ thể hiện, có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ của các em.
2. Sự hỗ trợ của ba mẹ trong quá trình phát triển tâm lý trẻ lớp 1
Tìm hiểu thêm: Suy dinh dưỡng thể béo phì – nguyên nhân, hướng cải thiện và cách phòng tránh
Trong quá trình phát triển tâm lý trẻ 6 tuổi, ba mẹ có vai trò quan trọng trong việc phát hiện khả năng, định hướng sở thích và sở trường của con phù hợp, tạo tiền đề phát triển nhân cách trong tương lai của con. Cụ thể, để giúp con, ba mẹ cần thực hiện những việc dưới đây:
- Giúp con tìm được niềm yêu thích, động lực để đến trường.
- Khích lệ, động viên con đến trường để học tập về những điều mới mẻ xung quanh và kết bạn , giao lưu, vui chơi với bạn.
- Trò chuyện với trẻ mỗi ngày về lớp học, bạn bè, thầy cô. Thông qua đó, trẻ cảm thấy mình được quan tâm và những hoạt động hàng ngày trên lớp của mình đều có ý nghĩa.
- Giúp con có được sự tự tin khi đến lớp bằng cách trau dồi ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp với bạn bè, hỗ trợ trẻ làm bài tập khó,…
- Dạy con biết chia sẻ, yêu thương và giúp đỡ bạn.
- Cùng con lập thời gian biểu, và nghiêm túc thực hiện theo thời gian biểu đó để con biết hoàn thành các công việc, nhiệm vụ của mình một cách có kỷ luật.
>>>>>Xem thêm: Hen suyễn ở trẻ em mùa lạnh và cách điều trị tốt nhất
Cũng trong giai đoạn vào lớp 1, trẻ bắt đầu kiềm chế dần tính hiếu động, bộc phát để chuyển thành tính kỷ luật, nề nếp, chấp hành nội quy học tập. Trẻ phải rèn luyện khả năng tập trung của mình cho phù hợp với các giờ học ở trường. Tính nhạy bén, sức bền vững, khéo léo của các thao tác ngón tay, bàn tay để tập viết chữ cũng được phát triển nhanh. Ngoài ra, trẻ 6 tuổi cần được dạy kỹ năng sống cần thiết để vào bước vào môi trường học đường mới mẻ không bỡ ngỡ.
Vào học lớp 1 là một bước ngoặt quan trọng của trẻ thơ, vì môi trường thay đổi hoàn toàn so với trường mẫu giáo thân yêu. Đây đồng thời cũng là thử thách đối với vấn đề tâm lý trẻ lớp 1, nếu không được ba mẹ quan tâm giúp đỡ, trẻ có thể bị căng thẳng bởi áp lực đó. Vì vậy, ba mẹ cần dành thời gian nhiều hơn ở bên con, lắng nghe, trò chuyện giúp con tự tin , vững bước hơn trong các nhiệm vụ học tập, cũng như trong cuộc sống của mình.
Minh Tâm tổng hợp