Cận thị có chữa được không và làm thế nào để giảm nguy cơ cận thị ở trẻ?

Rate this post

Cận thị có chữa được không là mối bận tâm thường thấy ở những phụ huynh mới phát hiện con có dấu hiệu cận thị. Tin tốt lành là, vẫn có nhiều phương pháp tự nhiên lẫn chuyên môn y khoa giúp khắc phục tình trạng cận thị ở trẻ. Giúp phụ huynh nắm rõ hơn về điều này, Blogtretho.edu.vn mời quý phụ huynh theo dõi nội dung chi tiết bài viết sau.

Bạn đang đọc: Cận thị có chữa được không và làm thế nào để giảm nguy cơ cận thị ở trẻ?

1. Cận thị có chữa được không?

Điều trị cận thị đã đi một chặng đường dài với những cải tiến hiện đại theo thời gian. Giờ đây, câu hỏi cận thị có chữa được không không còn là nỗi lo lắng đối với bệnh nhân mắc tật khúc xạ mắt này, dù là mức độ nặng đi chăng nữa. Nhiều biện pháp điều trị có thể làm giảm độ cận thị ở trẻ. Các biện pháp hiện đại có thể chữa cận thị bao gồm danh sách được liệt kê dưới đây: 

  • Kính và kính áp tròng

Trong tất cả các phương pháp điều trị cận thị, đeo kính hoặc kính áp tròng là tùy chọn ít tác động đến mắt nhất, thời gian dùng dài nhất và có thể điều chỉnh nhiều nhất. Bởi vì trẻ em và thanh thiếu niên vẫn có những thay đổi độ cận trong quá trình phát triển. Do đó, đeo kính gọng và kính áp tròng là điều đầu tiên được nói tới, vì có thể dễ dàng thay đổi khi cần, và có nguy cơ tổn thương hoặc nhiễm trùng mắt thấp hơn so với phẫu thuật khúc xạ.

Cận thị có chữa được không và làm thế nào để giảm nguy cơ cận thị ở trẻ?

  • Phương pháp phẫu thuật mắt cận thị

Phương pháp phẫu thuật khúc xạ phổ biến và nổi tiếng nhất hiện nay là bắn mắt cận thị bằng LASIK. Lợi ích của LASIK bao gồm thời gian hồi phục nhanh, tỷ lệ thành công cao và khả năng điều chỉnh một loạt các tật khúc xạ rộng hơn các loại phẫu thuật khác. Tuy nhiên, cũng có thể xuất hiện tác dụng phụ, chẳng hạn như khô mắt, chói mắt, và quầng sáng xung quanh đèn vào ban đêm. Để được thực hiện bắn mắt cận thị, trẻ phải đủ 18 tuổi trở lên, cùng một số điều kiện khác.

  • Ống kính áp tròng

Kính áp tròng được phẫu thuật cấy ghép vào mắt để chữa tật khúc xạ và cải thiện thị lực. Loại kính thường dùng là Visian ICLs™ – được đặt giữa mống mắt và ống kính tự nhiên của mắt, trong khi Verisyse IOLs ™ – tên một loại ống kính áp tròng ít phổ biến hơn – được đặt ở phía trước mống mắt, ngay phía sau giác mạc.

Cả hai loại đều không thể nhìn thấy bằng mắt thường, người bệnh cũng không cảm nhận được cảm giác rõ ràng khi đặt chúng vào mắt. Lợi ích của các thấu kính cấy ghép là câu trả lời khá yên tâm cho câu hỏi mắt cận thị có chữa được không. Đó là, ống kính áp tròng giúp thoát khỏi những phiền hà của kính hoặc kính áp tròng truyền thống, thời gian hồi phục nhanh.

Cận thị có chữa được không và làm thế nào để giảm nguy cơ cận thị ở trẻ?

2. Làm thế nào để giảm nguy cơ cận thị của trẻ?

Ngoài việc điều trị tật khúc xạ mắt cho trẻ bằng các phương pháp như đã đề cập ở trên, nếu phụ huynh muốn giảm độ cho con hoặc giảm nguy cơ bị cận thị nặng hơn hay phòng tránh cận thị cho trẻ, nên dành nhiều thời gian ở ngoài trời chơi với con hơn dưới ánh mặt trời.

Tại Đài Loan, các nhà nghiên cứu đã thực hiện đánh giá ảnh hưởng của hoạt động ngoài trời trong giờ nghỉ học đối với sự gia tăng nguy cơ cận thị trên đối tượng học sinh tiểu học. Kết quả là, sau 1 năm thực nghiệm, nhóm trẻ em dành thời gian giải lao vui chơi ngoài trời có tỷ lệ mắc cận thị thấp hơn so với nhóm không hoạt động ngoài lớp trong giờ giải lao (8,4% so với 17,6%).

Có thể thấy rằng, các hoạt động vui chơi ngoài trời có tác động tích cực đến sức khỏe nói chung, tình trạng mắt nói riêng của trẻ em độ tuổi đi học. Nên bố mẹ hết sức lưu ý về điều này, ngay cả khi mắt con chưa mắc tật khúc xạ phổ biến trên. 

Tìm hiểu thêm: Bệnh thiếu máu não ở trẻ em cần điều trị và chăm sóc thế nào mẹ có biết?

Cận thị có chữa được không và làm thế nào để giảm nguy cơ cận thị ở trẻ?

  • Hoạt động ở nơi đầy đủ ánh sáng cũng làm giảm nguy cơ cận thị ở trẻ

Blogtretho.edu.vn xin lấy một ví dụ để chứng minh cho điều này. Các nhà nghiên cứu ở Đan Mạch đã công bố một báo cáo về ảnh hưởng của ánh sáng ban ngày tự nhiên theo mùa, đối với nguy cơ gia tăng cận thị ở các học sinh Đan Mạch.

Lượng ánh sáng ban ngày thay đổi đáng kể theo mùa ở Đan Mạch, dao động từ gần 18 giờ/ ngày trong mùa hè xuống chỉ còn khoảng 7 giờ/ ngày trong những tháng mùa đông. Vào mùa đông (khi trẻ em được tiếp cận với ánh sáng ban ngày ít nhất), khả năng mắc cận thị tăng đáng kể. Ngược lại, vào mùa hè, thì tỷ lệ này giảm đi đáng kinh ngạc.

  • Thay đổi thói quen ăn uống không hợp lý để bảo vệ đôi mắt

Tuy việc ăn uống không thể làm giảm độ cận thị cho mắt trực tiếp, nhưng thực phẩm và thực đơn khoa học phù hợp sẽ giúp đôi mắt của trẻ luôn khỏe; đẹp, góp phần giữ đôi mắt tránh được nguy cơ cận thị, tăng độ cận thị.

Việc ăn uống thiếu các chất dinh dưỡng sau sẽ ảnh hưởng xấu đến thị lực của trẻ: A, B, C, E, D…các khoáng chất: kẽm, selen, magie,…và DHA vì các chất này rất quan trọng trong cấu tạo của mắt. Do đó, bố mẹ cần lưu ý, trong thực đơn của con cần có đủ những chất dinh dưỡng có lợi cho thị lực như đã đề cập. Bố mẹ có thể tìm thấy dưỡng chất này có nhiều trong thịt, cá, rau xanh, trái cây có màu đỏ…

Cận thị có chữa được không và làm thế nào để giảm nguy cơ cận thị ở trẻ?

>>>>>Xem thêm: Chữa sâu răng cho trẻ cực hay bằng 5 loại thảo dược “cây nhà lá vườn”

Hy vọng đến đây, nỗi lo lắng cận thị có chữa được không của đa số phụ huynh đã được giải tỏa ít nhiều. Bố mẹ hãy tham khảo những phương pháp chữa cận thị đã được giới thiệu, để giúp con cải thiện thị lực. Bên cạnh đó, hãy khích lệ con tập luyện cho mắt, giữ gìn sức khỏe thị lực qua việc điều chỉnh thói quen không tốt trong sinh hoạt hàng ngày, bổ sung dinh dưỡng đúng cách và đủ nguồn cần thiết, để giảm độ cận thị  cũng như phòng tránh hiệu quả việc tăng độ bố mẹ nhé.

Nguyên Bình tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *