Bệnh gù vẹo cột sống là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ có con em đang ở tuổi đến trường. Vậy, để biết dấu hiệu của loại tật gù vẹo cột sống này là gì, cách phòng ngừa như thế nào, xin mời cha mẹ hãy theo dõi bài viết sau.
Bạn đang đọc: Bệnh gù vẹo cột sống ở trẻ – nguyên nhân, cách phòng ngừa và khắc phục tại nhà
Contents
1. Các dấu hiệu nhận biết bệnh gù vẹo cột sống
1.1. Dấu hiệu nhận biết tật gù vẹo cột sống
Gù vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị biến dạng đi so với hình dạng ban đầu vốn có. Nếu cột sống ở tình trạng khỏe mạnh, thì khi nhìn từ phía sau bằng mắt thường, cột sống phải có dạng 1 đường thẳng.
Cột sống bị biến dạng là khi cột sống bị nghiêng, lệch về một phía hoặc bị cong về phía trước hay phía sau. Cột sống bị lệch về phía bên phải hoặc bên trái thì gọi là vẹo cột sống. Cột sống cong quá mức về phía trước gọi là ưỡn cột sống. Cong về phía sau thì gọi là gù hoặc là giảm độ cong của các đoạn cong sinh lý.
1.2. Cách kiểm tra bệnh gù vẹo cột sống bằng mắt thường
Một cột sống bình thường sẽ có 3 đường cong tự nhiên, tạo thành hình chữ S ở cổ, ở lưng trên và lưng dưới. Cha mẹ có thể dùng mắt thường để kiểm tra xem cột sống của con có đang ở trạng thái bình thường hay không.
- Thông thường, cột sống bị cong ở 1 chỗ thì được cho là cong ở mức độ nhẹ. Bị cong ở 2 hoặc 3 chỗ thì được xem là cong ở mức độ nặng. Những chỗ cong cha mẹ nên kiểm tra là ở ngực hoặc thắt lưng.
- Thứ hai, cha mẹ nên kiểm tra xem vai của trẻ có bị mất thăng bằng, đối xứng không. Nên cho trẻ đứng lên, gối thẳng, rồi cho bé gập người xuống. Nếu bị gù lưng thì nơi gù sẽ nhô lên rất rõ.
- Nếu nghi ngờ trẻ bệnh gù vẹo cột sống, nên để ý xem những trên đường cột sống của con có cong không. Và những chỗ cong đó xuất hiện từ bao giờ, có trở nên nặng hơn không. Cũng nên kiểm tra xem rằng khung chậu hông của trẻ có thăng bằng không, và hai chân của con có so le không.
Tốt hơn hết là nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để kiểm tra trẻ có bệnh gù vẹo cột sống không. Từ đó, có biện pháp can thiệp thích hợp nếu con gù lưng hoặc có dấu hiệu cong vẹo cột sống, trước khi tình trạng trở nặng, gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của trẻ.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh gù vẹo cột sống là gì?
2.1. Do yếu tố di truyền
Những nguyên nhân gây ra bệnh gù vẹo cột sống vẫn còn nằm trong vòng tranh cãi của giới y học. Cũng có quan điểm cho rằng, yếu tố di truyền chiếm 11% trong số các nguyên nhân gây ra gù vẹo cột sống ở trẻ.
2.2. Các yếu tố liên quan đến bệnh lý
Một số nguyên nhân gù vẹo lưng ở trẻ do hệ quả của bệnh lý khác – bao gồm thiếu hụt mô, sự tăng trưởng bất thường của cột sống, sự bất thường của hệ thống thần kinh trung ương và di chứng từ một số bệnh khác.
- Đối với nguyên nhân thiếu hụt mô, sự xáo trộn cấu trúc mô của cột sống chính là tác nhân chính gây bệnh gù vẹo cột sống ở trẻ.
- Đối với hiện tượng tăng trưởng bất thường của cuộc sống, thì việc tăng trưởng quá nhanh ở bên trái hay bên phải, phía trước hoặc phía sau cũng có thể làm biến dạng cột sống.
- Rối loạn ở não và tủy sống cũng dẫn tới vẹo cột sống.
- Di chứng từ các bệnh như gù lưng, lao cột sống, tật cột sống, u gây xẹp vùng thân trước đốt sống hoặc bẩm sinh cũng làm cột sống không được phát triển bình thường.
2.3. Thói quen không tốt khi sinh hoạt, học tập gây gù vẹo cột sống
Tìm hiểu thêm: Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp trước khi học mẫu giáo
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây gù lưng ở trẻ chính là do trẻ em ngồi học không đúng tư thế. Bàn ghế không phù hợp với chiều cao của học sinh hay do đeo ba lô quá nặng cũng gây ra gù lưng. Thiếu ánh sáng khi học bài khiến học sinh phải cúi đầu thấp xuống, bảng kém chất lượng cũng là một trong các nguyên nhân. Giữ không đúng tư thế khi đi, đứng, ngồi hay lao động quá nặng cũng góp phần làm cong vẹo cột sống.
3. Tác hại của bệnh gù vẹo cột sống đối với cuộc sống của trẻ
Tình trạng gù vẹo cột sống tác động xấu đến cuộc sống của trẻ trên nhiều mặt. Trước hết, gù vẹo cột sống gây cản trở đến việc học của các em. Khi bị gù lưng, học sinh sẽ không thể ngồi với tư thể ngay ngắn, nghiêm chỉnh để tiếp thu bài một cách hiệu quả.
Gù lưng, vẹo cột sống hạn chế việc tham gia các hoạt động thể thao của trẻ. Do đó, tâm lý của các con bị ảnh hưởng tiêu cực, dễ dẫn đến cảm giác tự ti và mặc cảm tội lỗi. Ngoài ra, gù vẹo cột sống còn tác động không tốt đến hoạt động của tim, phổi và khung chậu, ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ của bé gái.
4. Cách phòng ngừa và khắc phục bệnh gù vẹo cột sống ở trẻ
4.1. Cách phòng ngừa chứng gù lưng, vẹo cột sống
Ở các nước phát triển, việc điều trị dự phòng cong vẹo cột sống được thực hiện ngay khi trẻ em còn nhỏ, khoảng từ 3 đến 7 tuổi. Khi đó, trẻ em được khuyến khích ăn uống theo một chế độ đầy đủ dinh dưỡng, nhiều canxi để tốt sự phát triển của xương. Ngoài ra, các em còn được khuyến khích chơi các môn thể thao như bóng chuyền, leo dây, bơi lội để vừa tăng chiều cao, vừa giúp có được một tư thế chuẩn.
Sử dụng bàn ghế phù hợp, ngồi học với tư thế ngay ngắn, lưng không được xiên vẹo cũng là điều mà cha mẹ cần lưu tâm, để phòng tránh bệnh gù lưng cho con em của mình. Cha mẹ nên cho trẻ nằm ngủ đúng tư thế, tránh để trẻ mang vác ba lô quá nặng hay lệch sang một bên. Ngoài ra, tăng cường cho bé thực hiện đều đặn các bài tập thể dục tránh gù lưng hiệu quả, vừa đem đến tác dụng tăng chiều cao.
4.2. Một số cách khắc phục bệnh gù lưng ngay tại nhà
Tập xà: Tập xà là động tác dùng sức nặng của cơ thể để kéo thẳng cột sống để tránh bị gù lưng. Động tác này có thể được dùng để phòng tránh và cải thiện gù lưng ở mức độ nhẹ.
Cha mẹ hãy làm một cái xà ngang cao hơn tầm tay của trẻ khoảng 15-20 cm, cho con đu mình lên, hai tay nắm xà và buông thẳng người. Có thể cho trẻ đu xà trong một khoảng thời gian ngắn trước, các buổi tập sau thì tăng dần thời gian đu xà lên.
Các bài tập khắc phục bệnh gù vẹo cột sống cho cả trẻ em và người lớn
- Bài 1: Đối với trẻ bị vẹo vai, cho trẻ tập động tác vươn vai để cân bằng lại 2 vai. Cho trẻ giơ tay bị vẹo lên cao, thẳng trên tường, giữ tư thế này trong 30 giây, mỗi ngày làm từ 10-20 lần.
- Bài 2: Dùng ghế cong để làm giãn cột sống. Trước hết, cho người bị gù lưng nằm trên ghế thả lỏng, đầu hướng về phía đất. Thực hiện tư thế 1: nằm xuống, hai tay vắt sau gáy, 2 chân duỗi thẳng lên tay ghế. Nâng người lên khoảng 10 lần rồi nghiêng người sang trái, phải mỗi bên 15 lần. Thực hiện tư thé 2: ngồi lên ghế, 2 chân vắt vào 2 tay ghế làm điểm tựa. 2 tay vắt sau gáy rồi kéo người từ từ từ tư thế nằm sang ngồi. Nghiêng người sang bên trái, bên phải 15 lần.
- Bài 3: Cho trẻ nằm trên giường cứng, dùng gối kê vào những vùng bị vẹo để nắn lại tư thế chuẩn cho trẻ.
>>>>>Xem thêm: Làm cha mẹ cũng cần phải học chứ không chỉ dựa vào bản năng
Phương pháp chườm muối rang
Dùng 2kg muối rang nóng, khô, cho vào gối kê vào chỗ vẹo để làm giãn cơ. Làm liên tục mỗi ngày, tận dụng muối cũ để rang lại.
Xoa thuốc thảo dược
Nguyên liệu để làm dầu xoa khắc phục bệnh gù vẹo cột sống gồm có: hồi, quế, địa liền, hạt gấc, huyết áp, khúc khắc, dầu long não, tinh dầu bạc hà. mỗi nguyên liệu trên lấy 10g rồi ngâm vào 1 lít cồn trong khoảng nửa tháng. Sau khi luyện tập những bài tập ở trên, xoa thảo dược vào bên vẹo cột sống ngày 2 lần.
Bệnh gù vẹo cột sống nếu không được điều trị đúng cách thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, cũng như công việc sau này của trẻ. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp ích cho cha mẹ trong việc nhận biết tật gù lưng, vẹo cột sống ở trẻ. Bên cạnh đó, biết cách phòng tránh căn bệnh này và khắc phục kịp thời nếu như trẻ mắc phải.
Ka Lang tổng hợp