Dấu hiệu cận thị ở trẻ cần được cha mẹ nhận biết sớm, để tìm ra giải pháp điều trị thích hợp. Bởi vì, cận thị là một tật khúc xạ phiền toái, làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hằng ngày, cũng như trong học tập của trẻ. Hôm nay, Blogtretho.edu.vn sẽ giúp bố mẹ cách nhận diện tật cận thị ở trẻ qua bài viết ngay sau đây.
Bạn đang đọc: Các dấu hiệu cận thị ở trẻ được nhận biết thế nào?
Contents
1. Các dấu hiệu cận thị ở trẻ mẹ cần biết
1.1. Cận thị là gì?
Để biết được các dấu hiệu cận thị ở trẻ, chúng ta cần hiểu rõ cận thị là gì, có những loại nào. Mỗi loại, mỗi mức độ cận thị sẽ có biểu hiện khác nhau.
Theo đó, cận thị là một tật khúc xạ ở mắt, do nhãn cầu bị dài ra, tia sáng hội tụ ở trước võng mạc, thay vì phải hội tụ ngay võng mạc. Điều này khiến cho người cận thị chỉ có thể nhìn được những vật ở gần mà không nhìn rõ những vật ở xa.
1.2. Phân loại cận thị ở trẻ
Cận thị đơn thuần:
- Cận thị đơn thuần có thể do công suất quang hệ (B và thể thủy tinh) không cân xứng với độ dài trục trước – sau của nhãn cầu. Nghĩa là, trục trước – sau của nhãn cầu ở mắt trẻ cận thị đơn thuần dài hơn chỉ số công suất hệ quang học. Hoặc, ngược lại, chỉ số công suất quang hệ quá cao, trong khi trục nhãn cầu có độ dài bình thường.
- Độ cận thị đơn thuần thường nhỏ hơn -6,00D, hiếm khi có tổn thương ở đáy mắt. Loại cận thị ở trẻ này cũng có thể đi kèm với dấu hiệu loạn thị.
- Một số dấu hiệu cận thị đơn thuần là giảm thị lực khi nhìn xa, nhìn gần vẫn bình thường.
Cận thị ban đêm: Tật cận thị này thường xảy ra vào ban đêm, hay những nơi thiếu ánh sáng. Do cường độ ánh sáng yếu, nên cảnh vật có độ tương phản không tốt, làm cho mắt không có một điểm kích thích điều tiết.
Cận thị giả: Cận thị giả ở trẻ là tình trạng bé nhìn thấy mọi vật xung quanh mờ, thấy mắt mình mờ hẳn đi, khi đeo kính vào thì thấy sáng. Mắt điều tiết quá sức dễ dẫn đến hiện tượng mờ mắt. Tuy nhiên, đây chỉ là tình trạng tạm thời. Nếu tuân thủ chế độ nghỉ ngơi đầy đủ, mắt sẽ được hồi phục như bình thường.
Cận thị thứ phát: Dấu hiệu cận thị thứ phát ở trẻ cũng khá giống với cận thị giả. Loại tật cận thị này có thể gây nên do một số loại thuốc, biến chứng của bệnh đái tháo đường, đục nhân thể thủy tinh. Cận thị thứ phát thường tồn tại một thời gian ngắn, sau đó, mắt hồi phục như bình thường.
Cận thị thoái hóa: Cận thị thoái hóa loại cận thị rất nặng, đi kèm với chứng thoái hóa phần sau của nhãn cầu. Khi này, trục nhãn cầu phát triển nhanh hơn bình thường, dẫn đến độ cận ở trẻ tiếp tục tăng. Dấu hiệu cận thị thoái hóa cũng bao gồm biểu hiện nhìn xung quanh thấy mọi vật mờ nhòe đi. Trẻ mắc tật khúc xạ này thường có độ cận thị trên -7D, có khi tới -20D hoặc -30D. Đặc biệt, nếu độ cận cao, cần đưa bé đi khám, vì có thể xuất hiện tổn thương nơi đáy mắt rất nguy hiểm.
1.3. Cách nhận biết dấu hiệu cận thị ở trẻ
Bác sĩ Nguyễn Đăng Dũng, là Giám đốc bệnh viện Bệnh viện Mắt Quốc tế DND, cho biết: “ Việt Nam có khoảng 3 triệu trẻ em có tật khúc xạ cần được chỉnh kính, và con số này ngày một tăng cao ”. Cũng theo bác sĩ Dũng, không phải bố mẹ nào cũng kịp thời đưa con đi khám ngay từ những dấu hiệu sớm, để chỉnh kính phù hợp.
“. ..3 triệu trẻ em có tật khúc xạ…” là một con số rất lớn, và không loại trừ con bạn cũng có thể nằm trong số đó. Vậy nên, bố mẹ cần lưu ý ngay nếu con mình có những dấu hiệu cận thị như sau:
- Nếu thấy trẻ thường xem tivi, điện thoại hay đọc sách, viết bài với khoảng cách quá gần hoặc cúi sát, thì có thể mắt bé bị cận thị.
- Nếu bé thường xuyên dụi mắt khi quan sát mọi vật xung quanh, có khả năng con bạn có vấn đề về thị lực.
Tìm hiểu thêm: Để việc trẻ ngủ nằm sấp không khiến ba mẹ quá lo lắng, nhất định ba mẹ nên biết những điều này
- Mắt bé trở nên nhạy cảm với ánh sáng hơn. Chẳng hạn, trẻ sợ ánh sáng, hay nheo mắt hoặc lấy tai che ánh sáng, hoặc cảm thấy đau đầu, buồn nôn. Đây đều là những biểu hiện có vấn đề về mắt, trong đó có cận thị.
- Chú ý quan sát, nếu thấy trẻ thường nheo mắt, nhắm một mắt hay nghiêng đầu để quan sát, thì hãy dẫn con bạn đi kiểm tra ngay. Vì đây cũng là một trong những dấu hiệu cận thị ở trẻ thường thấy nhất.
- Trẻ dần không thích tham gia các hoạt động điều tiết mắt nhiều như như đọc sách, tô màu, vẽ tranh,… Trẻ nhìn kém những vật ở xa, không phân biệt được chữ, số trên bảng, đọc bài hay bị nhảy hàng, hoặc phải dùng ngón tay để dò theo các chữ khi đọc, thường xuyên cúi gần nhìn sách.
- Nhức đầu, nhìn kém khi trời sẩm tối, hay chảy nước mắt thường xuyên cũng là những dấu hiệu cận thị ở trẻ.
2. Nguyên nhân cận thị ở trẻ do đâu?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cận thị ở trẻ. Có thể kể đến như:
- Do di truyền. Nếu bố hoặc mẹ cận từ 6 điop trở lên, thì con hoàn toàn cũng sẽ có vấn đề về tật khúc xạ này ở mắt.
- Chế độ sinh hoạt không đều độ, như mắt quá gần tivi, trẻ dùng thiết bị điện tử , điện thoại nhiều giờ liền,…hay tư thế ngồi không đúng, khoảng cách khi đọc sách quá gần, học ở nơi không đủ điều kiện về ánh sáng.
>>>>>Xem thêm: Dạy trẻ 4 tuổi biết nghe lời với 5 chiến lược hiệu quả
- Trẻ sinh non từ 2 tuần trở lên có khả năng bị cận khi đến tuổi thiếu niên.
- Trẻ ngủ ít hoặc thiếu ngủ cũng dễ bị mắc cận thị.
- Do sai lầm chăm con khiến trẻ cận thị ở một số phụ huynh.
Cận thị không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống, mà còn ảnh hưởng đến kết quả và quá trình học tập của trẻ. Do đó, việc nhận biết các dấu hiệu cận thị ở trẻ rất quan trọng. Điều này giúp phát hiện sớm, can thiệp và khắc phục sớm, tăng cơ hội cải thiện khả năng nhìn của đôi mắt trẻ. Hiện nay, trẻ cận thị có thể được can thiệp với các phương pháp chữa cận thị tiên tiến – như bài tập mắt, phẫu thuật mắt,…Nhưng, cần chuẩn bị tốt ngay từ công tác phòng ngừa, để bảo vệ đôi mắt bé luôn khỏe mạnh, bố mẹ nhé.
Nguyên Bình tổng hợp