Trẻ béo phì phải làm sao và cách để mẹ giúp con kiểm soát cân nặng

Rate this post

Trẻ béo phì phải làm sao là nỗi lo lắng của rất nhiều ông bố bà mẹ khi mà hiện nay, số lượng trẻ em béo phì và có nguy cơ béo phì ngày càng gia tăng. Béo phì ở trẻ em không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất bình thường của trẻ mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của trẻ. Do đó, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề cốt yếu sau để có thể cải thiện được tình trạng cân nặng của trẻ béo phì.

Bạn đang đọc: Trẻ béo phì phải làm sao và cách để mẹ giúp con kiểm soát cân nặng

1. Khi nào thì trẻ được gọi là béo phì và nguyên nhân gây ra tình trạng béo phì ở trẻ

Trước khi đi vào câu hỏi trẻ béo phì phải làm sao thì cha mẹ nên tìm hiểu các thông tin về béo phì ở trẻ em để có cái nhìn chính xác nhất về tình trạng này.

Béo phì ở trẻ em được xác định khi cân nặng của trẻ cao hơn mức trung bình so với độ tuổi và chiều cao của trẻ từ 20 % trở lên. Dấu hiệu thường thấy ở trẻ béo phì mà cha mẹ có thể quan sát đó là cánh tay và bắp đùi của trẻ béo phì thường có những ngấn mỡ dày bao bọc lớp cơ của trẻ.

Trẻ béo phì phải làm sao và cách để mẹ giúp con kiểm soát cân nặng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng béo phì của trẻ. Nhưng thường là do các nguyên nhân như: chế độ ăn mất cân bằng khi năng lượng được nạp vào cơ thể vượt quá so với năng lượng tiêu hao, dẫn đến những chất dinh dưỡng, năng lượng dư thừa sẽ chuyển hoá thành chất béo dự trữ gây ra béo phì. Bên cạnh đó, việc bổ sung quá nhiều thực phẩm vào cơ thể song lại ít hoạt động thể thao, rèn luyện thể lực mà thay vào đó là việc ngồi nhiều, coi tivi, đọc truyện, chơi điện tử… cũng là yếu tố gia tăng tình trạng béo phì ở trẻ. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác khiến trẻ mắc béo phì có thể đến như: rối loạn về hormon và trao đổi chất; chứng cuồng ăn; trẻ thấp còi, nhẹ cân hay trẻ khi sinh ra có cân nặng cao… thì khi lớn lên cũng dễ mắc béo phì hơn những đối tượng khác.

2. Trẻ béo phì phải làm sao để kiểm soát cân nặng hiệu quả

Trẻ béo phì nếu không được can thiệp kịp thời thì sau khi lớn lên rất dễ mắc phải nhiều vấn đề sức khỏe như: tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, đái tháo đường, viêm khớp mãn tính, bệnh đường mật… Chính vì vậy, trẻ béo phì phải làm sao để kiểm soát cân nặng của mình khi ở giai đoạn sớm luôn là vấn đề quan tâm của rất nhiều phụ huynh, sau đây là những phương pháp để khắc phục vấn đề của trẻ béo phì được rất nhiều chuyên gia y tế và cộng đồng cha mẹ đang nuôi con nhỏ cho lời khuyên và áp dụng vào thực tế một cách hiệu quả.

2.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ béo phì

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ béo phì phải thay đổi sao cho hợp lý và khoa học là câu trả lời hữu ích nhất dành cho cha mẹ nếu không biết trẻ béo phì phải làm sao. Bởi vì tình trạng béo phì ở trẻ phần lớn là do chế độ ăn của trẻ mất cân bằng. Chính vì vậy, trong chế độ dinh dưỡng của mình trẻ béo phì nên thực hiện những điều sau: hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên xào hoặc có chứa nhiều đường như bánh kẹo, kem, sữa đặc có đường…Thay vào đó, nên chế biến cho trẻ các món hấp, luộc để hạn chế tối đa lượng dầu mỡ nạp vào cơ thể. Trong khẩu phần ăn của trẻ, cha mẹ nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả ít ngọt. Cùng với đó, cha mẹ không nên cho trẻ ăn quá no, nhất là vào bữa sáng và không cho trẻ ăn thêm trước khi đi ngủ; không cho trẻ ăn vặt trong ngày; hướng dẫn trẻ nhai kỹ và chậm; khuyến khích trẻ uống nhiều nước và hạn chế tối đa các loại nước ngọt, nước có gas vì có thể làm tình trạng béo phì của trẻ xấu hơn; không cho trẻ sử dụng thức ăn nhanh hoặc đồ đóng hộp…

Tìm hiểu thêm: Dạy trẻ cách tiêu tiền với 15 chiến lược hiệu quả cha mẹ nên áp dụng

Trẻ béo phì phải làm sao và cách để mẹ giúp con kiểm soát cân nặng

Ngoài ra, nếu tình trạng béo phì của trẻ tiến triển khiến trẻ ngày càng tăng cân mặc dù cũng đã áp dụng nhiều thay đổi trong việc ăn uống thì cha mẹ nên phối hợp với các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để có thể thăm khám, đo lường và lên chương trình can thiệp được khoa học, hợp lý, phù hợp với tình trạng của từng trẻ để việc điều trị có hiệu quả và nhanh chóng hơn.

2.2. Tăng cường hoạt động thể dục thể thao

Tăng cường các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ cũng là một lưu ý quan trọng khi cha mẹ không biết trẻ béo phì phải làm sao . Việc cho trẻ vận động nhiều để có thể giúp bé tiêu hao hiệu quả năng lượng thừa trong cơ thể, đốt cháy mỡ thừa ở trẻ béo phì. Cha mẹ nên cho trẻ tập thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn trong tuần với các môn thể thao phù hợp với độ tuổi và sở thích của trẻ, có thể kể đến như: bơi lội, đạp xe, chạy bộ, leo núi, các môn thể thao với bóng… 

Trẻ béo phì phải làm sao và cách để mẹ giúp con kiểm soát cân nặng

>>>>>Xem thêm: Tâm lý trẻ bị bạo hành – vấn đề nghiêm trọng mà bố mẹ không nên thờ ơ

2.3. Loại bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng đến cân nặng

Cha mẹ nên giúp con bỏ những thói quen xấu có thể làm tăng nguy cơ béo phì cũng như làm tình trạng béo phì của trẻ nặng hơn như: trẻ dành quá nhiều thời gian để ngồi xem ti vi, chơi điện tử trên điện thoại, máy tính hay đọc truyện… thay vì phải dành thời gian cho vận động. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng không nên khen thưởng, động viên trẻ bằng thức ăn, không nên cho trẻ ăn vặt trong ngày… Hãy bắt đầu thay đổi cho trẻ bằng cách yêu cầu trẻ đi cầu thang bộ thay vì đi thang máy để lên lầu học, hoặc cha mẹ cũng có thể giao nhiệm vụ cho con với các công việc trong nhà như: lau dọn nhà cửa, tưới cây… Đây cũng là lời khuyên cuối cùng dành cho câu hỏi trẻ béo phì phải làm sao của cha mẹ

Với những thông tin mà Blogtretho.edu.vn cung cấp cho cha mẹ, hy vọng có thể giúp ích nhiều cho cha mẹ khi còn đang băn khoăn không biết trẻ béo phì phải làm sao . Tuy nhiên, vấn đề cân nặng của trẻ được cải thiện không phải một sớm một chiều mà cần nhiều thời gian cũng như sự khuyến khích, đồng hành của cha mẹ dành cho trẻ. Cha mẹ hãy cố gắng tạo cho trẻ động lực giảm cân bằng không khí thoải mái, không gây áp lực lên trẻ và cùng hỗ trợ trẻ thực hiện những mục tiêu cải thiện cân nặng của mình qua từng ngày theo kế hoạch đề ra.

Trần Trần tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *