Trẻ béo phì có nguy cơ cao liên quan đến các vấn đề về sức khỏe sau này, ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển thể chất cũng như sinh hoạt thường ngày. Chính vì vậy, Blogtretho.edu.vn muốn chia sẻ cùng cha mẹ về những nguy cơ tiềm ẩn, tác động xấu đến sức khỏe của trẻ, khi trẻ trong tình trạng béo phì, cũng như cách phòng ngừa bệnh này, mà cha mẹ nên biết.
Bạn đang đọc: Trẻ béo phì có nguy cơ như thế nào đến sức khỏe khi trưởng thành
Contents
1. Trẻ béo phì khi nào
Một trẻ được gọi là mắc bệnh béo phì khi năng lượng mà trẻ nạp vào cơ thể chênh lệch quá lớn, so với nguồn năng lượng mà trẻ tiêu hao trong quá trình hoạt động. Chính vì điều này sẽ làm cho cân nặng của trẻ béo phì lớn hơn, so với mức cân nặng trung bình của một trẻ có cùng độ tuổi, chiều cao, và khi lớn hơn 20% thì có thể gọi là trẻ bị béo phì.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng béo phì của trẻ ngày càng gia tăng như hiện nay có thể kể đến sau đây: Trẻ béo phì đa số thường có chế độ ăn uống mất cân bằng như việc ăn quá nhiều thực phẩm giàu năng lượng, đặc biệt là chất béo và chất đạm; trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều đường nhưng lại lười vận động với các hoạt động thể dục thể thao; trẻ béo phì cũng có thể là do rối loạn nội tiết tố, hormone và trao đổi chất; trẻ mắc chứng cuồng ăn…
Tất nhiên,trẻ béo phì có nguy cơcao trong việc mắc một số bệnh tật và khó khăn sinh hoạt sau này, mà nội dung ngay sau đây sẽ đề cập rõ ràng, để phụ huynh có thể dễ dàng theo dõi.
2. Trẻ béo phì có nguy cơ mắc những vấn đề trong sức khỏe và sinh hoạt mà cha mẹ nên biết
2.1 Trẻ béo phì có nguy cơ mắc phải những bệnh lý nguy hiểm
Đối với trẻ béo phì, có rất nhiều nguy cơ trẻ mắc phải các bệnh tật liên quan nếu không kịp thời can thiệp, điều trị và nỗ lực giảm cân có thể liệt kê như:
Trẻ béo phì dễ mắc phải các bệnh về tim và các bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: tim khó co bóp do tình trạng mỡ bọc tim, hẹp mạch vành làm cản trở lượng máu lưu thông đến tim rất dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, tỷ lệ đột quỵ ở người béo phì cao hơn nhiều so với những người bình thường,trẻ béo phì có thể bị tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó, theo thống kê khoảng 20- 30% trẻ béo phì bị cao huyết áp làm cho hàm lượng cholesterol đột ngột gia tăng sẽ rất nguy hiểm với sức khỏe của trẻ.
Đồng thời, trẻ béo phì cũng dễ mắc phải các vấn đề về chuyển hóa và rối loạn hormone như: dậy thì sớm ở trẻ, trẻ có nguy cơ vô sinh cao khi lớn lên, kinh nguyệt bất thường ở trẻ gái. Hơn nữa, do tình trạng dung nạp quá nhiều thực phẩm chứa nhiều đường thường thấy ở trẻ béo phì sẽ có thể gây ra bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ, do insulin trong cơ thể của trẻ béo phì cao nhưng lại bị ức chế hoạt động do các khối mỡ trong cơ thể khiến đường huyết tăng.
Rối loạn tiêu hóa cũng là một nguy cơ có thể xảy ra ở trẻ béo phì với các chứng bệnh như gan nhiễm mỡ, sỏi trong gan do trẻ dung nạp quá nhiều đường Fructose và chất tạo ngọt HFCS có trong những thực phẩm mà trẻ béo phì ưa thích. Bên cạnh đó, trẻ béo phì cũng dễ gặp vấn đề thoái hóa xương khớp, khi các bộ phận này chịu áp lực do trọng lượng quá lớn của trẻ béo phì.
Không dừng lại ở đó, trẻ béo phì có nguy cơ cao bị suy giảm trí nhớ, suy giảm chức năng hô hấp, tỷ lệ mắc ung thư cao… và thậm chí làm giảm tuổi thọ của trẻ sau này.
Tìm hiểu thêm: Ăn gì để tăng chiều cao cho trẻ với các loại hạt dinh dưỡng và thức uống từ đậu?
2.2 Trẻ béo phì có nguy cơ mắc rối loạn tâm lý và khó khăn sinh hoạt
Trẻ béo phì do có ngoại hình không cân đối nên dễ bị bạn bè trêu chọc, chế giễu, nói xấu hay xa lánh, thậm chí là bị bắt nạt… trong quá trình học tập. Chính vì thế, sẽ có trường hợp trẻ mặc cảm, tự ti, ngại tiếp xúc với người khác, căng thẳng và áp lực. Vô tình những điều đó lại khiến trẻ ăn nhiều hơn để khỏa lấp sự cô đơn, cũng như sự căng thẳng mà trẻ gặp phải… có thể làm cho trẻ mắc hội chứng cuồng ăn bệnh lý, trầm cảm hoặc lo âu.
Cùng với đó, trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ cũng có thể gặp khó khăn như: chậm chạp, không linh hoạt, khó tham gia vào các hoạt động tập thể, vận động với người khác…
3. Phòng ngừa và điều trị cho trẻ béo phì
Sau khi đã tìm hiểu trẻ béo phì có nguy cơ như thế nào đối với chất lượng cuộc sống của trẻ, thì cha mẹ cần tìm hiểu cách phòng ngừa và điều trị cho trẻ béo phì.
Việc điều trị hay phòng ngừa cho trẻ béo phì đều dựa trên nguyên tắc cốt lõi là xây dựng và thay đổi chế độ ăn uống một cách khoa học hợp lý, kết hợp với việc rèn luyện các hoạt động thể thao.
Hãy cho trẻ và cả gia đình khẩu phần ăn cân đối, đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng đủ để cung cấp năng lượng, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển mà không dư thừa. Không nên cho trẻ ăn vặt hoặc ăn quá nhiều thực phẩm có chứa nhiều đường, không ăn quá no đặc biệt là trong bữa sáng. Cha mẹ nên cho con ăn nhiều rau xanh và trái cây, hạn chế các đồ ăn chiên xào có nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp, nước ngọt có gas…
>>>>>Xem thêm: Nếu mẹ muốn con gái thành công, tài giỏi khi trưởng thành đừng bao giờ nói 8 điều này
Bên cạnh đó, cha mẹ hãy luôn khuyến khích trẻ dành nhiều thời gian cho hoạt động thể dục thể thao phù hợp với lứa tuổi của trẻ, thay vì dành thời gian quá nhiều cho việc xem ti vi, chơi điện tử, đọc truyện…Các môn thể thao như bơi lội, chạy độ, đi xe đạp, leo núi… vừa có thể giúp trẻ cảm thấy vui thích, mà còn giúp trẻ giải phóng năng lượng thừa, cải thiện tình trạng sức khỏe làm cho tinh thần trẻ trở nên thoải mái, năng động.
Qua những thông tin mà Blogtretho.edu.vn cung cấp cho cha mẹ, hẳn cha mẹ đã thấy được sự ảnh hưởng của bệnh béo phì đến sức khỏe của trẻ khá cụ thể. Qua đó, cha mẹ cũng sẽ hiểu rõ, việc kiểm soát cân nặng cho trẻ béo phì có ý nghĩa như thế nào, đến cuộc sống sinh hoạt của trẻ sau này. Từ đó, cha mẹ có thể áp dụng những lưu ý quan trọng, trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt ăn uống lành mạnh cho trẻ, để có thể nâng cao chất lượng cuộc sống được tốt hơn cho mỗi thành viên.
Trần Trần tổng hợp