Dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh – những nguyên tắc và biện pháp dành cho bố mẹ

Rate this post

Dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh nếu không khéo léo sẽ để lại những tổn thương trong lòng trẻ. Sự bướng bỉnh của trẻ đôi khi là biểu hiện của mong muốn được nhận nhiều hơn sự quan tâm từ phía gia đình. Và để dạy con thêm phần hiệu quả, dưới đây là những nguyên tắc và biện pháp mà bố mẹ có thể tham khảo. 

Bạn đang đọc: Dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh – những nguyên tắc và biện pháp dành cho bố mẹ

1. Bố mẹ dạy trẻ 4 tuổi và những nguyên tắc cần chú ý

Dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh – những nguyên tắc và biện pháp dành cho bố mẹ

1.1 Nhất quán và liên tục

Bố mẹ cần có sự thống nhất với nhau trong quá trình dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh. Bởi chỉ cần “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” thì trẻ sẽ càng lấn lướt tới và lúc này bố mẹ càng khó trong việc giáo dục con trẻ. Các biện pháp này cần có thời gian để trẻ thích nghi và thực hiện. Ông bà mình có câu “Có con rồi mới có bố” nhưng đứa trẻ không phải sản phẩm của thử sai mà bố mẹ áp đặt lên.

1.2 Thông tin cần cụ thể và rõ ràng

Một số trẻ thường mê chơi và tập trung. Vì vậy khi có một số yêu cầu từ bố mẹ thì trẻ cho rằng, điều đó không thật sự quan trọng nên cứ từ từ thực hiện. Bố mẹ hãy thông báo thông tin trẻ cần làm, một cách cụ thể nhất để trẻ hình dung sự cấp thiết của vấn đề.

Dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh – những nguyên tắc và biện pháp dành cho bố mẹ

1.3 Kiên nhẫn

Bố mẹ hãy kiên nhẫn trong quá trình giáo dục trẻ. Không có con đường tắt nào để giáo dục trẻ khôn lớn, khi bố mẹ không có thời gian bên cạnh con. Khi bố mẹ muốn trẻ làm điều gì đó, hãy yêu cầu trẻ sau khi trẻ đã hoàn thành công việc đang làm dang dở.

1.4 Tôn trọng trẻ

Trách phạt vẫn là một phương pháp để đứa trẻ nhà bạn bướng bỉnh. Tuy nhiên, đây là phương pháp cuối cùng nằm trong sự lựa chọn của bố mẹ chứ không phải biện pháp đầu tiên. Trước khi trách phạt, hãy đảm bảo rằng trẻ hiểu được cái sai của mình. Tôn trọng trẻ, bố mẹ bắt đầu bằng việc tìm hiểu những nhu cầu và mong muốn của trẻ, để có những biện pháp phù hợp với tâm lý, độ tuổi của trẻ.

2. Biện pháp dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh

Tìm hiểu thêm: Địa điểm bán xe điện trẻ em ở TPHCM uy tín và các mẫu xe điện tốt

Dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh – những nguyên tắc và biện pháp dành cho bố mẹ

2.1 Hành động tích cực

Bố mẹ hãy nhìn vào những hành động tích cực mà trẻ đã làm được để khen ngợi trẻ. Trẻ luôn mong muốn mình được là người lớn, chính vì vậy những lời khen dành cho những việc làm tích cực sẽ giúp trẻ ngoan hơn.

2.2 Giải thích

Trước khi giải thích, bố mẹ hãy dành thời gian lắng nghe con. Hãy hỏi trẻ “Điều gì đang làn phiền con?” “Con muốn như thế nào?”. Mỗi đứa trẻ có cách lập luận riêng, việc lắng nghe trẻ sẽ giúp bố mẹ hiểu mấu chốt tại sao trẻ lại phản ứng như vậy. Bố mẹ hãy giải thích những điều trẻ nên làm và trình bày những hậu quả nếu trẻ cứ cố tình vi phạm. Nếu bạn nói “Con phải làm như thế” mà không có lý do chính đáng, trẻ sẽ cố tình làm ngược lại. Trong quá trình giải thích, bố mẹ nhớ ngồi ngang hàng, nói thật chậm và nghiêm để trẻ nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề mà bố mẹ đang đề cập.

Dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh – những nguyên tắc và biện pháp dành cho bố mẹ

>>>>>Xem thêm: Bố đơn thân nuôi con gái và 4 điều quan trọng bạn cần thực hiện

2.3 Làm tảng băng

Với một số trẻ khá cá tính trong một số trường hợp dù biết mình sai nhưng trẻ vẫn vi phạm, bố mẹ cần lơ trẻ. Hãy để trẻ có thời gian riêng để suy ngẫm về mọi việc và tránh sự leo thang trong sự đòi hỏi vô lý của trẻ. Một số trẻ vẫn tiếp tục la hét hay giận dữ, thì việc tảng lờ này sẽ giúp trẻ tự nguôi cơn giận, vì không có khán giả hưởng ứng, trẻ sẽ tự dừng màn kịch của mình.

2.4 Góc phạt

Trẻ phải đứng yên hoặc ngồi yên để nhận phạt khi có lỗi. Bố mẹ nên chọn góc phạt buồn tẻ để trẻ có thể đối diện như bức tường hoặc cánh cửa. Bố mẹ hạn chế cho trẻ phạt ở nơi có nhiều đồ chơi để tránh làm trẻ phân tán.

2.5. Ngôi sao bé ngoan

Đây là một hoạt động mà bố mẹ có thể dạy trẻ về tinh thần trách nhiệm và kết quả của hành động. Bố mẹ hãy gắn thêm một ngôi sao cho việc mà trẻ đã làm ngoan và cất đi một ngôi sao nếu trẻ làm chưa tốt. Trẻ có thể được chọn quà để tăng sự phấn khởi khi trẻ làm điều tốt.

2.6 Chiều bé có chừng mực

Bố mẹ có thể giao kèo thêm 5 phút hơn là đột ngột ép trẻ dừng lại. Trẻ sẽ học được bố mẹ làm mọi việc vì thương mình chứ không ghét mình. Với trẻ nhỏ, tình cảm của chúng chỉ có yêu và ghét.

2.7 Cho trẻ nhiều sự lựa chọn

Người lớn bao giờ cũng chọn điều tốt nhất cho trẻ nhưng trẻ lại không biết điều này và lại muốn thể hiện cái tôi của mình. Việc để trẻ lựa chọn điều trẻ thích sẽ giúp trẻ nhận thấy được sự tôn trọng từ người khác.

2.8. Đóng kịch cùng con

Trẻ con rất thích nghe kể chuyện, đặc biệt những câu chuyện có bóng dáng của trẻ ở đó. Bố mẹ có thể tưởng tượng ra một câu chuyện gắn với tình huống và kể cho trẻ nghe. Bố mẹ cũng có thể kể lửng câu chuyện và hỏi trẻ, trong trường hợp này nếu là con, con sẽ làm gì để trẻ có những lựa chọn phù hợp.

Để dạy trẻ 4 tuổi bướng bỉnh, bố mẹ cũng cần học cách kiểm soát cảm xúc mình để không bị cuốn theo những cảm xúc của con, đặc biệt khi bé khóc hay làm nũng để đòi điều gì đó theo ý riêng. Dạy trẻ là một quá trình, ở đó trẻ vừa là người học và là “người thầy” khó tính để bố mẹ linh động, khéo léo trong việc sử dụng các biện pháp phù hợp.

Như Hà tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *