Rối loạn sắc tố da ở trẻ em là một loại bệnh thường gặp, với biểu hiện làm thay đổi màu sắc da trên cơ thể của trẻ. Bệnh gây nên nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. Vậy, tình trạng này do nguyên nhân nào gây nên, cách phòng tránh, điều trị như thế nào – mời ba mẹ cùng tìm hiểu qua nội dung sau đây nhé.
Bạn đang đọc: Rối loạn sắc tố da ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả nhất
Contents
1. Rối loạn sắc tố da ở trẻ em là gì?
Rối loạn sắc tố da ở trẻ em là hiện tượng tăng sắc tố da, do nhiều nguyên nhân gây nên như: Melanin dư thừa, tác động của ánh nắng mặt trời, nội tiết tố, dùng thuốc…làm cho da bị sẫm màu hơn.
Rối loạn sắc tố da ở trẻ em có thể xuất hiện khắp cơ thể hoặc một số vùng da trên cơ thể trẻ như mặt hoặc tay.
2. Biểu hiện của rối loạn sắc tố da ở trẻ em
Rối loạn sắc tố da ở trẻ em thường được biểu hiện dưới hai hình thức:
- Thứ nhất là tăng sắc tố da: Trên cơ thể của trẻ có những đốm nâu với màu sắc đậm nhạt khác nhau, nhỏ to không đều, xuất hiện lởm chởm hoặc thành từng mảng liên tục.
- Thứ hai là giảm sắc tố da: Có những đốm nhạt màu xuất hiện thành từng đám, hoặc những mảng da bị mất màu trên niêm mạc, trên bề mặt da.
3. Nguyên nhân gây rối loạn sắc tố da ở trẻ em
Tìm hiểu thêm: Làm gì khi trẻ biếng ăn – 3 cách hay và lưu ý để mẹ giúp con cải thiện thành công
Rối loạn sắc tố da ở trẻ em do những nguyên nhân sau gây nên:
- Tăng sắc tố da:
– Do ánh sáng mặt trời khi trẻ tiếp xúc chứa nhiều tia độc hại
– Do nội tiết tố trong cơ thể
– Do rối loạn chuyển hóa
– Do di truyền: Yếu tố chủng tộc, nòi giống,…
- Giảm sắc tố da (bạch biến): Nguyên nhân sâu xa gây ra bệnh bạch biến chưa được tìm ra, nhưng giảm sắc tố da ở trẻ em thường do một số bệnh như lang ben, sẹo hoặc phỏng. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể do bôi các hóa chất như Corticoid, thủy ngân, có trong thành phần kem chống nắng hoặc một số loại thuốc trị bệnh.
4. Các loại rối loạn sắc tố da thường gặp
- Bệnh Addison
Bệnh Addinson là do rối loạn nội tiết tố hiếm gặp, một trong số đó là do tuyến thượng thận sản xuất hormone steroid không đủ.
Bệnh có khả năng gây tăng sắc tố da ở trẻ em, bệnh gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng trước và sau khi thay đổi màu da. Nếu thấy trẻ nhà mình đột ngột bị thay đổi sắc tố da thì phải đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay các mẹ nhé!
- Nám
Trên cơ thể của trẻ xuất hiện các đốm hoặc các vết cháy nắng màu nâu, thường xuất hiện nhiều nhất trên khuôn mặt. Bị nám do nhiều nguyên nhân khác nhau, và khi bị nám hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân gây nên nám da ở trẻ, tuyệt đối không được dùng các thuốc trị nám một cách tùy tiện, khi không có sự chỉ định của bác sĩ, để tránh tác dụng ngược.
5. Cách điều trị và phòng tránh hiệu quả
>>>>>Xem thêm: 5 lý do thuyết phục mẹ nên cho trẻ nghịch cát trong mùa hè này
- Cách điều trị
Các mẹ có thể dùng thuốc bôi ngoài da có chứa alpha hydroxyl acids và retinoids theo sự chỉ định của bác sĩ, các thành phần thuốc này sẽ giúp điều trị các loại tăng sắc tố da.
Ngoài ra, còn có các phương pháp khác như:
+ Peels: Phương pháp làm vùng da bị tối màu sáng lên
+Liệu pháp IPL: Tiêu diệt các đốm sắc tố bằng dòng ánh sáng nhắm thẳng vào các đốm sắc tố ấy
+ Liệu pháp laser: Giúp tái tạo bề mặt của da
Các loại mặt nạ từ thiên nhiên như dầu tầm xuân, dưa leo, nước cốt chanh và nha đam cũng có thể góp phần là trắng sáng lại làn da tối màu của trẻ, các mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà để giúp tái tạo lại da của trẻ.
- Cách phòng tránh
+ Nên cho trẻ ăn các loại thức ăn giàu sinh tố để giúp làn da của trẻ tươi sáng và láng mịn hơn.
+ Hạn chế việc cho trẻ ra ngoài phơi nắng quá nhiều.
+ Khi ra đường, nên bôi các loại kem chống nắng phù hợp với làn da của trẻ, để giúp bảo vệ làn da của trẻ khỏi ánh nắng mặt trời.
+ Để ý các thành phần khi sử dụng các loại thuốc đối với trẻ, để tránh hormone của trẻ bị rối loạn.
Rối loạn sắc tố da ở trẻ em là một căn bệnh – tuy không nghiêm trọng, nhưng nếu không điều trị kịp thời và hiệu quả, sẽ để lại những tác hại đối với cơ thể và làn da của trẻ. Qua bài viết trên đây, hy vọng các mẹ lưu ý hơn trong quá trình chăm sóc con, để xử lý kịp thời cho trẻ, nếu trẻ bị rối loạn sắc tố da. Mẹ cũng lưu ý rằng, cần đưa trẻ đi khám bác sỹ ngay, nếu thấy trẻ có các dấu hiệu bị rối loạn sắc tố da nhé!
Kiều Duyên tổng hợp