Bé 15 tháng tuổi biết làm gì là những điều mà mẹ nên tìm hiểu, để theo dõi quá trình phát triển của bé, từ đó chăm con tốt hơn. Thời gian này trẻ đã có những bước đi vững vàng và bắt đầu hình thành những tính cách cá nhân rõ rệt. Đây là bước ngoặt để con phát triển tính cách và nhận thức chi tiết, rõ nét hơn về những điều mới lạ xung quanh trẻ.
Bạn đang đọc: Bé 15 tháng tuổi biết làm gì và những điều mẹ cần lưu ý
Contents
1. Bé 15 tháng tuổi biết làm gì?
1.1. Kỹ năng vận động của bé phát triển nhanh nhẹn hơn
So với trẻ 13 tháng tuổi, bé 15 tháng đã có những kỹ năng vượt bậc. Bé có thể đứng lâu hơn, đi lại một cách vững vàng hơn, thậm chí là đứng lên ngồi xuống một cách thuần thục. Khoảng thời gian này bé rất dễ bị thu hút bởi các đồ vật, lối đi, thích lục lọi và ưa khám phá tất cả ngóc ngách trong nhà. Bé dạn dĩ hơn và thích chạy nhảy, leo trèo, nghịch ngợm những thứ bé chưa bao giờ được thấy. Cho nên trong khi trông nom bé, mẹ không nên lơ là, rời mắt khỏi bé dù chỉ trong chốc lát. Vì chỉ trong khoảnh khắc ấy, có thể bé đã nghịch những đồ vật nguy hiểm, gây ra hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng con.
Để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ nên cất hết các đồ vật nguy hiểm ra khỏi tầm mắt của trẻ. Nhất là cần cất các đồ vật nhà mình hay sử dụng như ổ cắm điện, bình nước nóng, dao,…Vì trẻ con hiếu động, lại chưa biết cái gì nguy hiểm, cho nên mẹ hãy trông nom bé cẩn thận, giữ bé trong tầm mắt, tầm tay để bảo vệ con tốt nhất nhé.
1.2. Bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ
Khi bé được 15 tháng tuổi, con sẽ bắt đầu bắt đầu ê a những câu từ đầu tiên. Có bẽ đã bắt nói rõ các từ đơn đến 2-3 từ khi được mẹ dạy. Tuy nhiên lúc này bé chỉ mới làm quen với việc sử dụng từ ngữ, cho nên rất nhiều bé thường sẽ ra dấu hiệu để mẹ hiểu mong muốn của bé là gì. Có vẻ ban đầu mẹ sẽ lúng túng với những dấu hiệu của bé, nhưng nếu mẹ chăm sóc và ở cạnh bé thường xuyên, mẹ sẽ hiểu ý bé nhanh và chính xác hơn đấy.
Bé được 15 tháng tuổi sẽ có khả năng học nói và hiểu những yêu cầu của mẹ rất nhanh. Vì vậy, mẹ cần chơi với con thường xuyên để khám phá việc bé 15 tháng tuổi biết làm gì? Mẹ cũng cần trả lời bé mỗi khi con ê a hỏi chuyện, để giúp con nhận thức ngôn ngữ tốt hơn. Mẹ cũng có thể đọc sách cho trẻ nghe, dạy trẻ học nói bằng phương pháp đa giác quan, ngày qua ngày bé sẽ có khả năng nhận thức và ghi nhớ mọi đồ vật. Có thể con chưa nói được nhiều, nhưng bé đã có khả năng hiểu và giúp mẹ được một số việc rồi đấy.
1.3. Kỹ năng nhận thức bé phát triển tốt hơn
Tìm hiểu thêm: Cách dạy trẻ từ 1-2 tuổi hiệu quả ba mẹ cần dựa vào yếu tố nào
Do sự phát triển của não bộ, bé được 15 tháng tuổi đã có thể nhận thức và phát huy trí tưởng tượng phong phú. Trẻ đã có khả năng ghi nhớ và nhận ra các đồ vật với các hình dạng khác nhau. Không những thế, bé còn có khả năng chỉ ra hoặc lấy giúp mẹ các đồ vật mẹ yêu cầu. Ví dụ như khi con muốn ăn, con sẽ chỉ vào bình sữa, khi bé muốn lấy món đồ chơi yêu thích, bé sẽ chỉ cho mẹ nếu món đồ cất quá cao. Vì vậy để bé phát huy khả năng nhận thức mẹ nên mua cho con nhiều sách tranh ảnh, đồ chơi phù hợp để phát triển hơn.
Khoảng thời gian này mẹ cũng nên đem bé đi chích ngừa quai bị, sởi, rubella và một mũi thứ 4 để ngăn ngừa HIB đến cuối tháng. Mẹ nên chọn các cơ sở Y tế uy tín để bảo vệ sức khỏe con được tốt nhất, tránh những vấn đề xấu xảy ra với trẻ mà không thể xử lý kịp thời.
1.4. Bé 15 tháng tuổi – kỹ năng giao tiếp và cảm xúc
Bắt đầu từ thời điểm này cho đến khi bé được 2 tuổi. Con sẽ có khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh, bé biết đâu là người lạ và đâu là người mà trẻ có thể tin tưởng. Bé phát triển tự lập và hình thành tính cách cá nhân một cách rõ ràng nhất. Trong thời gian này bé sẽ trở nên ngang bướng và không chịu nghe lời. Tuy nhiên mẹ cũng không nên quá lo lắng, nếu có sự dạy bảo hợp lý từng ngày, trẻ sẽ dần biết nghe lời và ngoan ngoãn hơn thôi.
Người ta vẫn thường nói “Cha mẹ sinh con trời sinh tính”. Mỗi trẻ sẽ có những biểu hiện tính cách khác nhau mà mẹ không thể kiểm soát được. Cách tốt nhất để hình thành tính cách tốt cho trẻ là sự uốn nắn và dạy dỗ của cha mẹ. Vì vậy mẹ nên bổ sung thêm kiến thức về tâm lý của bé trong giai đoạn này, để có những phương pháp dạy con hiệu quả nhất nhé.
Về mặt cảm xúc, bé cũng đã biết thể hiện rõ ràng cảm xúc của mình như vui, buồn, lo lắng, căng thẳng. Có những bé còn thể hiện rõ cả sự tủi thân, phản ứng buồn rầu, mếu máo, giận hờn khi bị người lớn trách mắng hoặc bị phớt lờ. Do đó, mẹ cần lưu ý nhẹ nhàng với bé khi cần nhẹ nhàng, giải thích khi cần phải giải thích, trò chuyện cùng bé, thể hiện thái độ cương quyết cứng rắn lúc cần thiết, vì bé lúc này đã có thể hiểu qua thái độ của mẹ, cũng như sẵn sàng tương tác bằng thái độ quan điểm của bản thân.
2. Mẹ cần lưu ý gì khi bé 15 tháng tuổi?
- Thói quen sinh hoạt cho bé
Sau khi giải đáp câu hỏi bé 15 tháng tuổi biết làm gì theo từng phạm vi như đã đề cập ở trên, Blogtretho.edu.vn sẽ mách mẹ một số lưu ý để giúp con phát triển toàn diện, khỏe mạnh nhất ở giai đoạn này.
>>>>>Xem thêm: Trẻ em còi xương suy dinh dưỡng ở Việt Nam và thực trạng đáng lo ngại
Để bé phát triển lành mạnh, mẹ nên tập cho bé các thói quen như rửa tay trước và sau khi ăn, ngủ đúng và đủ giờ, dọn dẹp và cất đồ chơi đúng chỗ…Đây là những thói quen nhỏ nhưng rất quan trọng trong cuộc sống của bé sau này. Trong khi hướng dẫn con thực hiện các thói quen, mẹ nên ân cần hướng dẫn, tránh dùng đòn roi với trẻ, nếu không có thể ảnh hưởng đến việc hình thành tính cách của bé đấy.
- Dinh dưỡng cho bé
15 tháng tuổi là giai đoạn bé cần dinh dưỡng để phát triển nhanh nhất. Nếu mẹ đang cho con bú, mẹ cần giảm số lần cho trẻ bú xuống từ 2 đến 3 lần/ngày. Thay vào đó mẹ nên tập cho con ăn theo kế hoạch, 3 bữa một ngày đều đặn. Đồng thời các bữa ăn này cần đảm bảo đầy đủ bốn nhóm chất dinh dưỡng cần thiết bao gồm tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và chất khoáng. Có như vậy bé mới có thể phát triển toàn diện, khỏe mạnh và thông minh nhất.
- Bảo vệ sức khỏe cho bé
Trong khoảng thời gian này, hệ miễn dịch của bé vẫn đang còn rất non yếu. Vì vậy mẹ cần lưu ý trong việc bảo vệ sức khỏe cho con. Nếu trong nhà có người bị bệnh, mẹ nên tránh cho bé tiếp xúc với người đó. Đồng thời tránh cho con ra ngoài trong điều kiện thời tiết có hại như trời quá nắng, trời mưa hoặc khô hanh. Trong trường hợp bé bị ốm, mẹ cần theo dõi kỹ, không nên chủ quan, và cần đưa con đến bác sĩ khi cần thiết, để được thăm khám, điều trị kịp thời.
Cuối cùng mẹ nên theo dõi lịch tiêm chủng của bé thường xuyên để thực hiện kịp thời, bảo vệ sức khỏe trẻ và giúp con phát triển tốt nhất. Hy vọng với những thông tin mà Blogtretho.edu.vn vừa cung cấp, mẹ có thể nắm bắt rõ hơn việc bé 15 tháng tuổi biết làm gì. Từ đó, mẹ có thể đồng với con một cách dễ dàng, chăm sóc bé tốt hơn, để bé phát triển hoàn thiện nhất.
Thương Biện tổng hợp