Bệnh chốc ở trẻ em có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời

Rate this post

Bệnh chốc ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng da do vi khuẩn gây ra. Bệnh lây lan nhanh và thường lây trực tiếp từ trẻ này sang trẻ khác, từ vùng da lành sang vùng da bệnh. Và bệnh đa phần gặp ở trẻ đi học mẫu giáo. Vậy làm thế nào để điều trị và cách nào để phòng chống bệnh cho trẻ. Mời bố mẹ cùng tìm hiểu kỹ hơn qua nội dung bài viết sau đây nhé. 

Bạn đang đọc: Bệnh chốc ở trẻ em có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời

Bệnh chốc ở trẻ em có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời

1. Nguyên nhân gây ra bệnh chốc ở trẻ em

Bệnh chốc ở trẻ em là một trong những bệnh thường gặp, nhất là những trẻ trong khoảng từ 2 đến 6 tuổi. Có hai loại vi khuẩn gây chốc ở trẻ em, phổ biến nhất là Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn), và Streptococcus pyogenes (strep), chúng vốn vô hại trên da lành, nhưng khi thâm nhập qua các vết thương hở, côn trùng cắn… gây nhiễm trùng. Trẻ em thường mắc bệnh này bởi còn quá nhỏ, ý thức vệ sinh kém và thường gãi vết thương. 

Bệnh chốc ở trẻ em có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời

Chốc thường có hai loại, chốc bọng nước và chốc không có bọng nước. Chốc có bọng nước thường do tụ cầu khuẩn gây ra những thương tổn cơ bản tạo thành bọng nước, sau đó tạo thành bọng mủ đục. Sau vài ngày bọng nước bị dập và đóng vảy màu vàng nhạt giống màu mật ong và khi vết thương khỏi không để lại sẹo. Chốc bọng nước thường gặp ở mặt hay vùng da hở, kể cả lòng bàn tay và bàn chân, hoặc có thể xuất hiện trên da đầu, làm tóc bết lại, có thể làm bé bị viêm các hạch lân cận. Chốc bọng nước có thể làm bé bị ngứa và gãi làm tổn thương rộng ra hơn. 

Các mẹ có thể dùng thuốc sát trùng để tắm rửa cho bé, và bôi lên vùng da bị bệnh, sau quá trình điều trị vài ngày, nếu không thấy có dấu hiệu cải thiện hoặc có xu hướng nặng thêm thì cần gặp bác sĩ để có điều trị chuyên môn. Đặc biệt, khi trẻ bị chốc cần để bé ở nhà để tiện chăm sóc và kiểm soát sự lây lan của bệnh do bé gãi khi ngứa.

2. Cách điều trị hiệu quả bệnh chốc ở trẻ em

Để có thể điều trị chốc ở trẻ, cần hạn chế để bé đến nơi công cộng, dùng thuốc bôi ngoài da, cần chú ý điều trị để tránh các biến chứng. Mặc dù, bến chứng ở chốc lở thường không nguy hiểm, tuy nhiên cũng có những trường hợp bệnh chốc phát đi phát lại nhiều lần, nổi lên nhiều mụn nước ngứa, khi trẻ suy giảm miễn dịch thì tạo thành những vết thương sâu, để lại sẹo mất thẩm mỹ, khiến trẻ kém tự tin trong cuộc sống sau này. Ngoài ra, chốc còn có thể gây viêm cầu thận, viêm quầng, viêm mô bào, thậm chí viêm phổi, viêm hạch và cả viêm xương…

Tìm hiểu thêm: Trẻ ngủ không yên giấc – cùng mẹ đi tìm nguyên nhân và cách khắc phục

Bệnh chốc ở trẻ em có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời

Các mẹ cần phòng ngừa và hạn chế bệnh chốc ở trẻ em lan rộng trên cơ thể bé. Tốt nhất, bố trí nơi ở cho bé luôn thoáng mát, bé mặc quần áo thoáng dễ thấm hút mồ hôi, thấm mồ hôi, bảo vệ da không cho xây xát, trầy xước. 

Cho trẻ chơi các chỗ sạch sẽ, tránh bụi bặm, cách ly các vật cứng, có bề mặt sắc nhọn và tuyệt đối hạn chế cho trẻ chơi với vật nuôi hay chỗ nhiều côn trùng. Giữ bé sạch, tắm thường xuyên, tránh xây xát bé. Quần áo cần giặt với xà bông mỗi ngày, vệ sinh tay chân cho bé, cắt móng tay ngắn và giũa tròn. Cần bổ sung nước cho trẻ, tích cực cho trẻ uống nước trái cây và ăn thật nhiều rau xanh. Điều trị chốc thật sớm để bé tránh các biến chứng về sau. 

3. Cách phòng bệnh chốc ở trẻ em rất quan trọng

Việc phòng bệnh cực kì quan trọng, với các biện pháp phòng bệnh khá hiệu quả mà lại vô cùng đơn giản như giữ cho da của bé luôn sạch sẽ, tắm bé hàng ngày với nước sạch. Rửa sạch vết thương, điều trị tích cực các tổn thương trên da bằng thuốc sát khuẩn, mỡ kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

Bệnh chốc ở trẻ em có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời

>>>>>Xem thêm: Xem ô tô đồ chơi bằng điện bán chạy nhất 2020

Các mẹ cần giặt quần áo và đồ dùng của trẻ riêng bằng cách luộc sôi khoảng 10 phút, sau đó đem phơi nắng. Khi chăm sóc trẻ cần đeo găng tay khi tiếp xúc với phần da bị chốc tránh bệnh lây lan. Thường xuyên rửa tay bé bằng nước sạch với xà phòng sát khuẩn, cắt móng tay ngắn và thật sạch. 

Bệnh chốc ở trẻ em cần được điều trị thật sớm, bởi nếu bệnh trở nặng và không điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng và tử vong ở trẻ. Trường hợp này là hoàn toàn có thể xảy ra, vì thế, bố mẹ hãy phòng bệnh cho trẻ, để bệnh chốc không có cơ hội lại gần con nữa. 

Nguyên Lê tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *