Bệnh đái dầm ở trẻ em không phải là bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên, bệnh lại khiến trẻ gặp khá nhiều khó khăn trong cuộc sống đặc biệt là giao tiếp xã hội, làm xói mòn tự tin ở trẻ. Trẻ có thể có những suy nghĩ tiêu cực về bản thân mình, và có thể cha mẹ cũng nghĩ rằng mình đã không quan tâm đến con. Vậy làm sao để giúp trẻ cải thiện? Blogtretho.edu.vn mời bố mẹ cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị cho trẻ hiệu quả như dưới đây.
Bạn đang đọc: Bệnh đái dầm ở trẻ em – nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
1. Nguyên nhân gây bệnh đái dầm ở trẻ em
Bệnh đái dầm ở trẻ em là tình trạng trẻ tiểu tiện không tự chủ trong giấc ngủ, có thể trẻ sẽ kiểm soát được việc tiểu tiện ban ngày nhưng về ban đêm trong giấc ngủ khó kiểm soát. Đái dầm ở trẻ sẽ tự động khỏi theo thời gian, đa số sẽ khỏi dứt điểm khi trẻ trưởng thành.
Nguyên nhân do yếu tố tâm lý
Tâm lý cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ đái dầm, như căng thẳng tâm lý với các yếu tố gây sốc gồm cha mẹ lị dị, người thân qua đời, chuyển nhà hoặc chuyển trường.
Nguyên nhân do yếu tố di truyền
Nếu cả cha và mẹ của trẻ đã từng đái dầm khi nhỏ, nguy cơ của con họ sẽ lên tới là 77%, và còn 44% nếu chỉ một trong số bố hoặc mẹ từng đái dầm. Sẽ chỉ còn 15% nếu cha mẹ không từng đái dầm nhưng lại có người họ hàng từng mắc chứng này.
Nguyên nhân khác
Yếu tố thể chất như trẻ bị nhiễm trùng đường tiểu hay bị bệnh tiểu đường cũng gây ra bệnh đái dầm ở trẻ em. Hoặc bé được thay đổi chế độ ăn uống hoặc thói quen sinh hoạt… Và, dung tích bọng đái ở trẻ đái dầm thường nhỏ hơn bạn cùng tuổi, vào ban ngày, trẻ sẽ phải đi vệ sinh thường xuyên hơn, vì thế khả năng giữ nước tiểu của trẻ không thể nào qua đêm được. Trẻ ngủ quá sâu, và không có khả năng tỉnh giấc khi bàng quang đã đạt tới dung tích tối đa, hoặc trẻ nằm mơ cũng là lí do trẻ bị tè dầm.
Một số các loại thuốc chữa bệnh cũng gây ra bệnh đái dầm ở trẻ, các thuốc này giúp lợi tiểu và gây nên tình trạng tiểu nhiều lần, hoặc khi trẻ có mức nội tiết tố kháng lợi tiểu về đêm thấp hơn bình thường cũng khiến trẻ tè dầm.
2. Cách chữa bệnh đái dầm ở trẻ em
Các mẹ cần nhẹ nhàng hướng dẫn cho trẻ cách đi tiểu sao cho thoải mái và thư giãn nhất, và trẻ cần dành thời gian đi tiểu sao cho trọn vẹn. Để trẻ uống thật nhiều nước vào ban ngày và duy trì đủ nước cho cả ngày, vì thế, trẻ sẽ không thấy khát trước lúc ngủ.
Nên cho trẻ uống nước hoặc ăn canh trước khi ngủ khoảng 4 giờ đồng hồ, và không uống vào giờ ngủ.
Tập cho trẻ thói quen đi tiểu trước khi ngủ để làm sạch bàng quang, khi trẻ lớn hơn có thể huấn luyện trẻ tập nín tiểu để tập cơ bàng quang.
Cần đánh thức trẻ đi tiểu vào giờ định kỳ để trẻ có phản xạ đi tiểu.
Tìm hiểu thêm: Đồ chơi cho bé trai 6 tuổi bố mẹ nên chọn như thế nào?
Tuyệt đối tránh để trẻ bị táo bón, cho trẻ ăn nhiều rau xanh, và tập cho trẻ thói quen đi đại tiện vào mỗi ngày. Hãy thuyết phục để trẻ tin rằng, bé có thể tự kiểm soát bản thân và tự trị khỏi bệnh đái dầm.
Hạn chế việc dùng tã giấy như một cách chữa cháy trong việc ngừa bệnh đái dầm, vì trẻ sẽ không còn đái dầm kể từ sau 12 tháng tuổi nếu không cho trẻ mặc tã giấy nữa. Mặc tã giấy sẽ gây cản trở đến phản xạ bị “ướt quần” và gây khó khăn cho việc điều trị bệnh đái dầm ở trẻ em vào ban đêm.
Cha mẹ nên luôn giữ thái độ tích cực khi tập cho trẻ tè tự chủ, hãy chú ý xem trẻ đã sẵn sàng chưa, có cảm thấy thoải mái để xuống giường và tự vào nhà vệ sinh chưa. Hãy dùng tấm ga chống tấm để trải chống ướt nệm, khuyến khích bé vào nhà vệ sinh từ lúc bé mới thức dậy, sẽ giúp bàng quan bé quen với thời điểm đi tè. Hãy kiên nhẫn và giúp bé tự chủ với tình yêu thương lớn nhất nhé, không điều gì làm khó chúng ta đúng không các mẹ, miễn là tốt cho con yêu của chúng ta.
>>>>>Xem thêm: Bảng cân nặng bé trai mới nhất năm 2017 mẹ cần áp dụng ngay cho con
Bệnh đái dầm ở trẻ em đa phần sẽ tự khỏi nhưng cũng có những trường hợp nếu không điều trị kịp thời trẻ sẽ phải đái dầm suốt đời. Khi trẻ đã bắt đầu thời kì dậy thì mà vẫn chưa hết đái dầm thì cần phải đi khám chuyên khoa để có cách điều trị thích hợp cho trẻ.
Nguyên Lê tổng hợp