Tiêm phòng quai bị cho trẻ khi nào để có kết quả tốt nhất? Cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm phòng loại vắc xin này như thế nào? Đây luôn là đề tài nhiều bà mẹ quan tâm, đặc biệt là trong dịp cuối thu đầu đông, khi mà thời tiết liên tục trở lạnh…
Bạn đang đọc: Tiêm phòng quai bị cho trẻ khi nào để có kết quả tốt nhất?
1. Vì sao phải tiêm phòng quai bị cho trẻ?
1.1 Bệnh quai bị là gì?
Bệnh quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút quai bị gây nên, bệnh lây qua đường hô hấp, xảy ra quanh năm nhưng thường gây dịch vào mùa Đông – Xuân, bệnh hay gặp ở lứa tuổi học sinh và gây thành dịch tại các trường mẫu giáo, trường học,… Bệnh quai bị ít khi xuất hiện ở trẻ em dưới 2 tuổi và người già, và sau khi mắc bệnh, bệnh nhân có miễn dịch nhiều năm và rất hiếm khi tái phát.
Biểu hiện chính của bệnh quai bị ở ban đầu là sốt, nhức đầu, trẻ mệt mỏi sau đó sốt tăng dần lên đến 39,5°C – 40°C, các tuyến mang tai gần tai của trẻ bắt đầu sưng lên và đau, trẻ nhai nuốt đau đớn. Trẻ cũng có thể bị viêm mào tinh hoàn, viêm thừng tinh hoàn, tràn dịch màng tinh hoàn, viêm tuỵ, viêm não, màng não…
1.2 Tầm quan trọng việc tiêm phòng quai bị cho trẻ
Hiện nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, mà phương pháp chủ yếu là điều trị triệu chứng, tăng cường dinh dưỡng cho trẻ và giúp phát hiện và xử trí sớm các biến chứng viêm tinh hoàn, viêm màng não…
Để tránh quai bị cho trẻ có thể tiêm vắc xin kết hợp chống 3 bệnh gồm sởi, quai bị, rubella. Loại vắc xin kết hợp này được cơ thể dung nạp tốt, có tác dụng gây miễn dịch chắc chắn và bền vững. Và một vấn đề cũng quan trọng không kém đó là tiêm phòng quai bị cho trẻ khi nào để có kết quả tốt nhất cũng là một mối âu lo của các bà mẹ.
1.3 Tiêm phòng quai bị cho trẻ khi nào để có kết quả tốt nhất?
Biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh quai bị là tiêm vắc-xin phòng bệnh quai bị, bắt đầu từ 12 tháng tuổi trở lên. Trường hợp bé tiếp xúc với bệnh nhân mắc quai bị mà chưa được tiêm vắc-xin phòng quai bị thì cần phải tiêm ngay để có thể bảo vệ bản thân tránh lây nhiễm. Lưu ý rằng cần tiêm vắc-xin phòng quai bị cho bé trong thời gian không quá 72 giờ sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh.
Vắc xin quai bị không nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi, và tiêm mũi nhắc lại khi trẻ được 4 tuổi. Tuy nhiên nếu trẻ sống trong môi trường dịch bệnh thường xuyên thì có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi. Tuy nhiên cần phải nhớ rằng không phải cứ chích ngừa quai bị là sẽ phòng được bệnh mà trên thực tế, việc chủng ngừa chỉ có thể phòng bệnh được khoảng 80% nên sau khi chích ngừa vẫn cần có ý thức phòng bệnh.
Các mẹ có thể cho trẻ tiêm chủng vắc-xin ở Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, các trung tâm Y tế dự phòng cấp thành phố và cấp quận huyện, hoặc trạm y tế phường xã đều có vắc-xin này.
2. Cách chăm sóc trẻ khi có phản ứng sau tiêm phòng quai bị
2.1 Những tác dụng phụ khi tiêm phòng quai bị cho trẻ
Trong qua trình sử dụng vắc-xin chúng ta cần lưu ý là phải sử dụng đủ liều, đủ lần thì cơ thể mới đủ khả năng miễn dịch sau này, cần thiết tuân theo lịch tiêm chủng và tham gia đầy đủ theo lịch tiêm chủng cho trẻ.
Các tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm phòng quai bị cho trẻ bao gồm phát ban da, viêm họng, trẻ sốt, sưng hạch, các khớp đau nhức và viêm khớp. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng có biểu hiện các tác dụng phụ như trên vì có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập.
Tìm hiểu thêm: Tâm lý trẻ 2 – 3 tuổi và những mốc phát triển đặc biệt có thể mẹ chưa biết
Một trong các tác dụng phụ đáng ngại chính là gây biến chứng tại chỗ nếu sử dụng vắc-xin theo đường tiêm. Chúng có thể gây viêm, sưng, phồng đau nơi tiêm. Đau đến mất ngủ. Tệ hơn chúng có thể đưa đến loét da tại chỗ gây nhiễm khuẩn. Tác dụng khác cũng gây khó chịu đó là sốt cao, thậm chí là sốt rất cao do chúng gây ra các phản ứng miễn dịch.
Sốt do tiêm phòng quai bị có thể lên đến 40 độ C hoặc hơn, gây ra co giật ở trẻ em. Kèm theo sốt là hiện tượng đau mỏi cơ khớp, ê ẩm mình mẩy như một người ốm thực sự. Có khi cơ thể trẻ còn nổi ban đỏ khắp người hoặc trẻ cảm giác chóng mặt kéo dài, giảm trí nhớ và có thể mắc bệnh ở não trầm trọng sau khi sử dụng vắc-xin.
2.1 Cách xử lý những phản ứng phụ sau khi tiêm phòng quai bị cho trẻ
Sau tiêm vắc-xin cho trẻ, phụ huynh cần ở lại điểm tiêm và theo dõi trong vòng 30 phút sau tiêm. Phụ huynh khi đưa trẻ về nhà cần lưu ý phải theo dõi sức khỏe trẻ liên tục ngay cả khi trẻ đang ngủ và cần thận trọng ít nhất trong vòng 24 giờ. Nếu trẻ có bất kì dấu hiệu bất thường nào sau tiêm chủng như trẻ bị sốt cao, co giật, khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì, bỏ bú, khó thở, tím tái… cần đưa ngay trẻ tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
2.3 Cách phòng tránh bệnh quai bị hiệu quả cho bé
Để phòng tránh bệnh quai bị cho trẻ cần vệ sinh môi trường sống, làm thông thoáng nhà ở, tận dụng ánh sáng mặt trời. Không cho bệnh nhân tới trường học, nơi làm việc hay những nơi công cộng trong vòng 7 – 9 ngày kể từ khi phát bệnh. Hạn chế cho bé vận động chạy nhảy nhiều, tránh tiếp xúc nhiều với nhiều người, để bé nghỉ ngơi tại chỗ dưỡng sức.
>>>>>Xem thêm: Trẻ thường xuyên nói mớ, mộng du khi ngủ mẹ chủ quan, con nguy hiểm đấy!
Tiêm phòng quai bị cho trẻ khi nào thực sự là vấn đề cần được sự quan tâm của toàn thể xã hội. Vì tính chất nguy hiểm của bệnh, phụ huynh cần phải lưu ý đến việc tiêm phòng cho trẻ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này.
Nguyên Lê tổng hợp