Tâm lý trẻ 6 tuổi có nhiều biến đổi vì đây là giai đoạn ranh giới giữa “em bé” và “người lớn”. Trẻ có tính độc lập cao, luôn hoài nghi về khả năng của bản thân và mong muốn được mọi người công nhận. Vì vậy, việc thấu hiểu và thích ứng kịp thời với những thay đổi của trẻ sẽ giúp ba mẹ dễ dàng nuôi dạy con trong giai đoạn này.
Bạn đang đọc: Tâm lý trẻ 6 tuổi và những bước ngoặt phát triển quan trọng mẹ cần lưu ý
Contents
1. Những bất ổn trong tâm lý trẻ 6 tuổi
Khi trẻ 6 tuổi, tâm lý dễ pha trộn, thay đổi nhanh, vừa khó đó nhưng cũng cười ngay đó, đôi khi vừa khóc vừa cườ,…Trẻ rất nhạy cảm, dễ tủi thân nếu ba mẹ không chú ý, buồn nếu bị mắng và thường cảm thấy rất có lỗi nếu làm sai việc gì. Trẻ cũng hiếu thắng, luôn mong muốn mình phải làm tốt, làm đúng mọi việc.
Thành công là một nguồn hứng thú của trẻ. Trẻ lúc này cũng đã biết thắng thua, được mất. Có trẻ đã xuất hiện bản tính ganh đua từ rất sớm. Thêm vào đó, trẻ rất thích thú với các hình tượng cụ thể từ các bộ phim, truyện tranh trẻ xem nên trẻ dễ đặt hình tượng lý tưởng cho bản thân mình.
Sự phát triển tâm lý trẻ 6 tuổi đưa trẻ bước vào một giai đoạn mới của sự ích kỉ. Trẻ không muốn chia sẻ, muốn bản thân mình là người duy nhất sở hữu vật gì đó, muốn mình luôn là người chiến thắng. Khi chơi bất kỳ trò chơi gì với các bạn, trẻ luôn luôn thay đổi quy định chơi để hợp với hoàn cảnh của mình hoặc bỏ ngang trò chơi nếu mình sắp thua.
2. Tính hiếu kì phát triển mạnh trong tâm lý trẻ 6 tuổi
Trẻ 6 tuổi luôn tò mò, rất hay thắc mắc và luôn muốn biết về mọi thứ xung quanh trẻ. Trẻ cũng có thể tự lý giải những thắc mắc của bản thân thông qua các hoạt động trực quan hàng ngày. Qua hỏi han, thăm dò, tìm hiểu thì trẻ mới phát hiện, mới hiểu được cái mới và nhận thức cái mới.
Trong quá trình phát triển tâm lý trẻ 6 tuổi, ba mẹ đóng vai trò rất quan trọng, là những người mà trẻ đặt niềm tin và rất tự hào vì có thể giải đáp thắc mắc cho trẻ. Vì vậy, ba mẹ nên vui vẻ trả lời các câu hỏi của trẻ, chăm chú theo dõi trẻ và để giúp trẻ thỏa mãn được tính khám phá, tìm tòi của mình. Nếu trẻ nhỏ không được thỏa mãn hoặc không nhận được lời giải chính xác, thì chúng sẽ mất đi tính nhiệt tình tìm hiểu khám phá hiện tượng sự vật xung quanh, mà chỉ dựa vào ý tưởng suy đoán lung tung.
Trí tưởng tượng trong tâm lý trẻ 6 tuổi rất phong phú, trẻ thường dựa vào những việc xảy ra xung quanh mình và sự thực đã biết để suy đoán hoặc quyết đoán. Ba mẹ nên cổ vũ trẻ quan sát, chỉ dẫn cho trẻ hiểu, giúp trẻ suy nghĩ bằng cách kiên trì giảng giải và trả lời câu hỏi của trẻ.
3. Những nét tính cách đặc trưng của trẻ 6 tuổi
Tìm hiểu thêm: Để dạy trẻ kỹ năng giao tiếp hiệu quả – cha mẹ cần thực hiện 11 việc làm sau đây
Vẫn còn mơ màng giữa tuổi mẫu giáo và tuổi tiểu học, trẻ 6 tuổi vẫn còn ý nghĩ mình là cái rốn vũ trụ. Trẻ luôn cho rằng mình đúng. Nội tâm của trẻ rất mong manh khi lần đầu tiên nhận ra sự tồn tại của các quan điểm từ bạn bè khác với quan điểm của mình. Trẻ 6 tuổi không thể bình tĩnh chấp nhận sự thua cuộc hay bị chỉ trích, đổ lỗi. Thay vào đó, trẻ sẽ cãi lại, có thể nói dối hay làm mọi cách để có thể chiến thắng.
Giai đoạn phát triển tâm lý trẻ 6 tuổi này có thể là một cơ hội tốt để giáo dục nhân cách của trẻ, cơ hội này đòi hỏi ba mẹ phải nghiêm khắc nhưng dịu dàng và hòa nhã với các hành vi ứng xử của trẻ. Ba mẹ hay hạn chế cho trẻ 6 tuổi tham gia những trò chơi mang tính cạnh tranh cao. Ba mẹ hãy chọn cho trẻ những trò chơi và hoạt động ngoài trời lạnh mạnh, mang tính liên kết với các thành viên khác để dạy bé biết yêu thương, chan hòa và chấp nhận mọi người xung quanh mình.
Cột mốc 6 tuổi ở trẻ là giai đoạn nhạy cảm, ba mẹ nên chủ động khuyến khích và có phương pháp khen ngợi trẻ đúng thời điểm. Ba mẹ hãy cho trẻ nhận thấy rằng, sai lầm hay thất bại là điều bình thường và trẻ có thể cố gắng hơn sau những sai lầm trẻ mắc phải. Điều ba mẹ nên tránh là so sánh trẻ với bạn của chúng, điều này vô tình làm tăng tính cạnh tranh khốc liệt ở trẻ. Ba mẹ nên chú ý tới trẻ thật nhiều đồng thời giúp trẻ cảm thấy hài lòng về bản thân mình ở độ tuổi này.
4. Tính kỷ luật bắt đầu hình thành ở tâm lý trẻ 6 tuổi
>>>>>Xem thêm: Top 3 trò chơi dân gian cho trẻ mầm non con chơi hoài không chán
Ba mẹ đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành tính kỷ luật ở trẻ lên 6 – Ảnh Internet
Giai đoạn này, trẻ bắt đầu học về các quy tắc, nội quy của lớp học, nhà trường và xã hội. Trẻ sẽ bắt đầu khủng hoảng vì áp lực từ những quy tắc đó. Tâm lý trẻ 6 tuổi xuất hiện sự phản kháng và chống đối những lời giáo huấn của cha mẹ, bởi vì trẻ không dám chống đối thầy cô – những người lạ trẻ mới gặp. Trẻ có thể giả bộ như không nghe thấy yêu cầu từ ba mẹ hoặc câu giờ trước khi làm theo. Nếu ba mẹ không nghiêm khắc theo sát, trẻ sẽ lợi dụng sự thiếu sâu sát của ba mẹ và trốn tránh việc thực thi.
Quá trình phát triển tâm lý trẻ 6 tuổi là khoảng “thời gian vàng” nội tâm của trẻ có nhiều biến chuyển. Nhiều dấu hiệu căng thẳng ở trẻ 6 tuổi rất dễ nhận thấy như lấy tay vân vê tóc, dẫm chân, gãi hay chọc vào chỗ đau, trẻ dễ bực bội và hay khóc. Nhiệm vụ cao cả của ba mẹ là giúp trẻ 6 tuổi đối diện với căng thẳng bằng cách trao đổi, tìm hiểu cảm nhận của trẻ và nói chuyện giúp con vượt qua những nỗi sợ hãi của bản thân. Ba mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất để giảm căng thẳng ở trẻ.
[caption-4]Thêm một đặc điểm ở tâm lý trẻ 6 tuổi là đừng bắt trẻ phải đưa ra những lựa chọn mà trẻ chưa sẵn sàng. Trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn với những quy định rõ ràng và những hoạt động được vạch sẵn. Hãy giữ những lựa chọn mà trẻ phải quyết định ở mức đơn giản. Ví dụ, trẻ có thể chọn một câu chuyện để ba mẹ đọc cho trẻ trước khi ngủ. Những hoạt động này giúp bé hình thành một số kỹ năng cần thiết để không bỡ ngỡ khi bước vào lớp 1 .
Tâm lý trẻ 6 tuổi diễn ra với nhiều diễn biến khá bất ngờ với ba mẹ. Tuy nhiên, ba mẹ khoan hốt hoảng, cứ bình tĩnh quan sát, theo dõi và kiên nhẫn trả lời những câu hỏi của trẻ, lắng nghe những giãi bày và ý kiến của trẻ. Chính điều đó giúp trẻ cảm thấy bản thân được công nhận và được làm điều mình thích, cùng với việc học cách chấp nhận dễ dàng hơn những nội quy của nhà trường và gia đình.
Minh Tâm tổng hợp