Tâm lý trẻ 9 tuổi có những biến chuyển nhất định về trí tuệ và những cung bậc cảm xúc. Các bậc cha mẹ nên nắm rõ các yếu tố thay đổi này, để có thể hiểu con và đồng hành cùng trẻ trong các hoạt động hàng ngày như những người bạn tốt.
Bạn đang đọc: Tâm lý trẻ 9 tuổi và những cột mốc phát triển cha mẹ cần biết
Contents
1. Sự phát triển trí tuệ của trẻ 9 tuổi
Ở độ tuổi này, trẻ có khả năng ghi nhớ và thuộc lòng các thông tin, dù có thể chưa hiểu sâu về chúng. Trẻ bước vào giai đoạn đọc để học, chứ không còn là học để biết đọc. Cùng với sự phát triển tâm lý trẻ 9 tuổi thì tinh thần quyết tâm để hoàn thành nhiệm vụ ở trẻ cũng phát triển rất cao.
Bên cạnh đó, trẻ có thể giữ được mạch tư duy và tiếp tục suy nghĩ ngay cả khi bị gián đoạn. Trẻ còn biết cách sử dụng từ điển. Đặc biệt, trẻ bắt đầu hứng thú với kỹ năng lãnh đạo và phát triển mạnh tư duy phản biện. Trẻ cũng ý thức rõ ràng về những cái đúng và sai, bên cạnh những cái tốt và những cái xấu.
2. Khả năng tự lập phát triển mạnh mẽ xuyên suốt giai đoạn tâm lý trẻ 9 tuổi
Trẻ 9 tuổi đã có khả năng lập kế hoạch và muốn được độc lập hơn. Tuy nhiên, năng lực lập kế hoạch này của trẻ dĩ nhiên chưa đủ, để con có thể một mình tổ chức được, mà không cần sự giúp đỡ của cha mẹ. Do đó, các bậc cha mẹ có thể cùng con sắp xếp thời gian biểu hợp lý cho tất cả các hoạt động bé muốn tham gia và cha mẹ hãy khuyến khích con yêu nói ra kế hoạch, dự định của trẻ. Đó là cách hiệu quả để cha mẹ có thể biết được mong muốn của trẻ, đồng thời đây cũng là cơ hội để cha mẹ bầu bạn với con trong giai đoạn phát triển tâm lý trẻ 9 tuổi.
Cha mẹ có thể vạch ra những điểm tốt và chưa tốt ở các dự án của trẻ và để trẻ tự lựa chọn thực hiện trong khả năng của mình. Cha mẹ đừng lạnh lùng dẹp tan kế hoạch hay mong muốn “viển vông” của con. Mẹ hoặc cha có quyền phủ quyết, tất nhiên, nhưng với những việc nho nhỏ, nếu bạn cho con quyền tự do quyết định thì trẻ sẽ rất vui (như mời bạn nào đến cùng chơi chẳng hạn).
3. Mối quan hệ bạn bè trở thành trung tâm trong giai đoạn tâm lý trẻ 9 tuổi
Tìm hiểu thêm: Ghế ngồi xe máy cho bé nên chọn như thế nào mới tốt nhất?
Trong giai đoạn này, trẻ quan sát rất tốt các hoạt động của bạn bè từ việc bạn làm những gì, bạn xem chương trình tivi gì, mấy giờ lên giường đi ngủ, ở nhà làm những việc nhà gì,…
Trẻ bắt đầu biết đến “nghĩa khí”, trẻ có thể cảm thấy bất bình khi bạn mình bị cha mẹ hoặc thầy cô đối xử bất công. Bé cũng biết giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. Chính vì bạn bè là trung tâm cuộc sống của trẻ nên những bạn bè đồng trang lứa, nhất là những nhóm nhỏ mà trẻ là thành viên có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ.
4. Nhiều niềm đam mê được khám phá khi trẻ lên 9 tuổi
>>>>>Xem thêm: Trẻ biếng ăn chậm lớn phải làm sao và các giải pháp hiệu quả để mẹ tham khảo
Đây là độ tuổi thần tiên của các trẻ, nhiều sở thích, niềm đam mê đã bắt đầu lộ diện và cùng lúc. Và trong giai đoạn phát triển này, trẻ đã có trong tay những công cụ đang dần phát triển – khả năng ngôn ngữ, sức mạnh, khả năng tư duy và tập trung – tất cả những điều cơ bản cần thiết để chuyển suy nghĩ thành hành động.
Cha mẹ hãy tạo điều kiện để trẻ phát triển những mối quan tâm vừa chớm nở. Nếu con thích đá bóng chẳng hạn, hãy đưa bé đến nhà thiếu nhi hay trung tâm thể thao ở địa phương để tập luyện và gặp gỡ những cầu thủ thật sự. Nếu con thích đóng kịch, bé có thể sẽ thích được ngồi ở hàng ghế đầu tiên trước sân khấu! Điều quan trọng là, cha mẹ hãy quan tâm để nhận ra và khích lệ bé, ngay cả khi thấy rằng con không phải một nghệ sĩ thiên tài – điều đó sẽ giúp con xây dựng giá trị bản thân, nhận thức về chính mình.
Giai đoạn phát triển tâm lý trẻ 9 tuổi là thời kì trẻ như muốn trở thành “người lớn”. Trẻ luôn đặt kế hoạch cho các hoạt động, trẻ biết mình thích gì và muốn gì, trẻ biết mở rộng mối quan hệ với nhiều bạn hơn. Lúc này, trẻ đã hạn chế bám dính cha mẹ như trước kia. Cha mẹ đừng nên vì vậy mà buông lỏng con, hãy quan tâm và đồng hành với con như những người bạn. Hãy nhớ rằng, mình có vai trò rất quan trọng để định hướng cho sự phát triển trẻ trong giai đoạn sắp chuyển sang dậy thì này.
Minh Tâm tổng hợp