Trẻ bị hóc thức ăn nếu không xử lý kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vậy những thực phẩm nào ba mẹ cần phải cẩn thận hơn khi cho con ăn để tránh “tai nạn” tồi tệ này.
Bạn đang đọc: Tổng hợp các món ăn dễ gây hóc cho trẻ ảnh hưởng đến tính mạng ba mẹ nên biết
Dưới đây là danh sách những món ăn dễ gây hóc cho trẻ nhỏ, ba mẹ nên lưu ý.
Contents
1. Thực phẩm dễ gây hóc cho trẻ
Xúc xích, bánh mì kẹp xúc xích
Món ăn này được nhiều cô cậu bé yêu thích. Để ngừa hóc cho trẻ tốt nhất bạn nên cắt xúc xích theo chiều dọc, trẻ sẽ ăn dễ dàng hơn và chúng cũng không tiềm ẩn nguy cơ biến trở thành nút chặn ở họng trẻ khi được cắt theo chiều ngang.
Nho
Nho là một trong những thực phẩm dễ gây nghẹn hóc cho trẻ nhất. Hình dáng và kích cỡ của một quả nho có thể bịt kín đường thở của trẻ đấy. Do đó khi cho trẻ ăn nho, bạn hãy cắt nho ra thay vị để trẻ ăn nguyên trái.
Táo
Nên gọt vỏ táo để phần vỏ dai giòn này không thể dính vào họng trẻ và khiến bé bị nghẹn. Nếu trẻ còn quá nhỏ tốt nhất bạn nên thái nhỏ hay nghiền táo thật nhuyễn để cho trẻ dùng.
Kẹo dẻo
Kẹo dẻo có thể nở phồng lên và giãn ra khi bị tắt trong họng bé. Vậy nên nếu bé bị hóc món này thì việc lấy ra sẽ còn khó khăn hơn nhiều. Tốt nhất, nếu trẻ dưới 5 tuổi thì bạn đừng cho bé ăn món này.
Cà rốt
Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bú mẹ đi ngoài và chậm tăng cân có phải do mẹ ăn đồ nóng, thức ăn lạ?
Cà rốt là món ăn giàu dinh dưỡng và thường được khuyến khích cho trẻ dùng. Tuy nhiên, tốt nhất là nên nghiền cà rốt khi cho trẻ ăn và nếu trẻ đã có thể nhai thành thạo thì bạn cũng nên cắt chúng theo chiều ngang để không gây hóc.
Các loại hạt
Với những bé dưới 5 tuổi nên… chống chỉ định với các loại hạt bạn nhé vì chúng có thể gây hóc nghẹn cho trẻ một cách rất dễ dàng đấy.
Bơ lạc
Bơ đặc sệt sẽ gây khó khăn cho trẻ khi nuốt. Vậy nên đừng dùng thìa xúc bơ để đút cho trẻ ăn. Tốt nhất phết chúng lên bánh mì một lớp mỏng và cho trẻ dùng.
Với bơ lạc bạn cũng chỉ nên cho trẻ ăn khi trẻ đã hơn 6 tháng tuổi nhé, vì thực phẩm này có nguy cơ gây dị ứng đấy.
Kẹo caramen/kẹo cao su
Nhiều người lớn khi ăn các loại kẹo này vẫn dễ nuốt chúng vào bụng. Trẻ con cũng vậy, nhưng hậu quả khi nuốt là bé bị tắc ở họng và nghẹt thở. Nếu trẻ dưới 4 tuổi, không nên đưa kẹo này cho bé. Nếu bé lớn hơn, hãy hướng dẫn cho bé để bé không nuốt trọng viên kẹo nhé.
Bỏng ngô
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây cận thị ở trẻ và cách phòng ngừa hiệu quả
Bỏng ngô với lớp vỏ cứng còn sót lại của chúng cần được nhai mềm hoàn toàn để đảm bảo an toàn cho cổ họng của bé. Thế nhưng những bé nhỏ dưới 5 tuổi sẽ chưa thể nhai nhuyễn thực phẩm này. Do đó, tốt nhất bạn không nên cho bé ăn.
2. Các bước cần làm khi trẻ bị hóc nghẹn
Ho dị vật ra
Đầu tiên, khi bé bị hóc bạn nên hướng dẫn bé nhanh chóng ho mạnh để đẩy không khí từ bên trong đánh bật dị vật đang kẹt trong cổ họng ra bên ngoài. Nếu không hiệu quả, bạn hãy thử vỗ mạnh vào lưng.
Vỗ vào lưng trẻ
Vỗ vào lưng bé khi đã giúp bé gập người về phía trước. Khum bàn tay và vỗ thật mạnh vào vị trí giữa 2 bả vai trẻ trên lưng.
Sau đó kiểm tra xem dị vật còn hóc trong miệng bé không. Nếu còn hãy giúp bé ép bụng để đẩy dị vật ra.
Ép bụng
– Ép bụng được thực hiện bằng cách bạn đứng phía sau trẻ, chân trước chân sau và lồng giữa 2 chân trẻ hoăc quỳ gối để cao ngang tầm trẻ.
– Sau đó choàng tay ra trước ngang thắt lưng trẻ, một tay nắm chặt, tay còn lại đặt lên tay kia để tạo lực. Đặt 2 tay lên vùng thượng vị của trẻ rồi ấn mạnh theo chiều từ dưới lên trên 5 lần.
– Cuối cùng, nếu trẻ vẫn bị hóc hãy gọi xe cấp cứu và trong khi đợi xe vẫn tiếp tục vỗ lưng và ép bụng cho trẻ.
– Nếu trong quá trình này trẻ không có phản ứng gì hãy kiểm tra hơi thở của trẻ. Nếu trẻ không thở hãy tiến hành ngay hô hấp nhân tạo cho trẻ.
Hóc dị vật ở trẻ thường khiến cha mẹ hoảng hốt do biểu hiện khó thở của trẻ rất dữ dội. Lúc này, việc giữ bình tĩnh để hỗ trợ cho trẻ là rất cần thiết bạn nhé.
Vậy nên, không chỉ nên nắm rõ những loại thực phẩm dễ gây hóc ở trẻ mà bạn cũng nên trang bị cho mình kỹ năng sơ cấp cứu này để phòng ngừa những trường hợp không may có thể xảy ra.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)