Trẻ biếng ăn là do đâu – nguyên nhân và giải pháp

Rate this post

Cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn có lẽ là mối quan tâm hàng đầu của nhiều bố mẹ. Nhìn con ăn ngủ được, khỏe mạnh phát triển từng ngày là niểm mong mỏi chung của biết bao gia đình. Tuy nhiên, ở một thời điểm nào đó, nhỡ con có rơi vào tình trạng không thích thú thậm chí không chịu ăn uống gì, lúc đó bố mẹ cũng đừng vội lo lắng. Hãy chịu khó tìm hiểu những kiến thức hữu ích dưới đây, chắc chắn bố mẹ sẽ cùng con vượt qua được tình trạng này một cách dễ dàng.

Bạn đang đọc: Trẻ biếng ăn là do đâu – nguyên nhân và giải pháp

1. Biểu hiện của trẻ biếng ăn chậm lớn

Trẻ biếng ăn là do đâu – nguyên nhân và giải pháp

Đầu tiên khi con biếng ăn, bố mẹ hãy tự hỏi liệu lo lắng của mình có cơ sở hay không? Trẻ như thế nào thì mới được gọi là biếng ăn? Thực tế, việc trẻ ăn ít, bỏ bữa, đến bữa ăn chạy trốn là khá phổ biến. Trong một số trường hợp bố mẹ chỉ cần dành thời gian để bé cải thiện tình trạng ăn uống dần dần. Cụ thể hơn, để đoán biết tình trạng trẻ biếng ăn, bố mẹ có thể quan sát những biểu hiện sau:

  • Lượng thức ăn hoặc số bữa ăn mà trẻ ăn ít hơn so với trẻ ở cùng lứa tuổi.
  • Trẻ chỉ ăn một số loại thức ăn nhất định mà không ăn đa dạng thức ăn. Trẻ cũng không muốn thử các loại thức ăn mới.
  • Trẻ thường có biểu hiện quẫy nhiễu trong giờ ăn điển hình như: la khóc, giả vờ nôn ói, ngậm miệng, ngậm thức ăn, quay mặt đi chỗ khác, gạt thức ăn qua một bên,…
  • Thời gian cho mỗi bữa ăn của trẻ kéo dài trên 30 phút.
  • Cân nặng của trẻ nhẹ hơn so với cân nặng chuẩn.

Mức độ trẻ biếng ăn nặng hay nhẹ là khác nhau tùy vào từng trường hợp cụ thể. Nếu không tìm ra nguyên nhân khắc phục, có thể tình trạng biếng ăn sẽ kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe trẻ.

2. Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn

Trẻ biếng ăn là do đâu – nguyên nhân và giải pháp

Trẻ không chịu ăn đa dạng thực phẩm dẫn đến thiếu hụt vi chất cần thiết – Ảnh Internet

Quan tâm đến sức khỏe của con, nhiều bố mẹ cũng như các nhà chuyên môn không nguôi nỗi khắc khoải, khi chưa tìm được nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ. Theo các chuyên gia thì tình trạng trẻ biếng ăn có thể là vì:

Mất cảm giác ngon miệng 

Thực đơn dành cho trẻ kém đa dạng, trẻ cảm thấy chán vì phải ăn nhiều lần một món ăn. Hoặc có thể là vì trẻ không cảm nhận được mùi vị của các loại thức ăn, không cảm thấy thích thú khi ăn. Thông thường các mẹ sẽ cố gắng nấu món ăn thật ngon theo cảm tính của mình. Đây là một trong những thiếu sót của mẹ khi không quan tâm tới vị giác của trẻ. Thực tế vị giác của trẻ cũng rất đa dạng, nhạy bén và dễ dàng cảm nhận được các vị ngọt, đắng, chua, cay. Khi nấu ăn cho trẻ, liệu mẹ có quan tâm trẻ thích hay ghét mùi vị nào đó hay không? Đôi khi, đặt ra câu hỏi này thôi, cũng đã có thể khiến mẹ phải giật mình. 

Trẻ có sức đề kháng kém, mất cân bằng hệ tiêu hóa

Trẻ biếng ăn có thể là do hệ miễn dịch suy yếu và không được phát triển để phòng chống những tác nhân lạ gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Hay khi hệ tiêu hóa của trẻ bị tổn thương, hoạt động không trơn tru, linh hoạt. Điều này có thể gây khó khăn cho việc hấp thu và chuyển hóa các dưỡng chất vào cơ thể, làm trẻ mất cảm giác ngon miệng, dẫn tới tình trạng biếng ăn.

Một số bệnh lý là nguyên nhân trẻ biếng ăn

Trẻ biếng ăn là do đâu – nguyên nhân và giải pháp

Tình trạng bệnh lý có thể khiến trẻ khó chịu, không muốn ăn – Ảnh Internet

Trẻ có thể không chịu ăn uống gì khi cơ thể có những biến đổi hoặc tình trạng bệnh lý. Việc mọc những chiếc răng đầu tiên có thể sẽ làm trẻ khó chịu, đau nhức khi nhai nuốt thức ăn. Trẻ bị ho, cảm cúm, sổ mũi,…làm cơ thể mệt mỏi không còn cảm giác ngon miệng, thèm ăn. Một số trẻ biếng ăn có nguyên nhân từ bệnh táo bón. Vì tình trạng đầy hơi, chướng bụng có thể khiến trẻ không có cảm giác đói và không muốn ăn.

Biếng ăn vì nguyên nhân tâm lý

Nhiều bố mẹ vì muốn con có đủ chất dinh dưỡng nên cố gắng ép trẻ ăn thật nhiều. Một khi trẻ không muốn ăn mà cứ bị ép sẽ làm cho trẻ cảm thấy sợ hãi, mệt mỏi, không còn thoải mái và hào hứng trước các bữa ăn. Ngoài ra, khi bắt đầu có sự hiếu kì với môi trường xung quanh, trẻ sẽ thích được vui đùa chạy nhảy hơn là ngồi ăn ù lì một chỗ. Một số trẻ thích ăn các đồ ăn vặt như: khoai tây chiên, snack, xúc xích,…Đây là những thực phẩm chứa nhiều phụ gia không đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ. Thường xuyên ăn đồ ăn vặt có thể làm cho trẻ không muốn ăn cơm, bỏ bữa chính.  

Sinh non và trọng lượng lúc sinh thấp

Những bé được sinh ra sớm hơn ngày dự sinh quá nhiều thường có xu hướng tăng cân chậm hơn,  so với những em bé được sinh đủ ngày, đủ tháng.

Ngoài ra, một số trẻ có biểu hiện biếng ăn có thể là do chưa kịp thích nghi với các quá trình chuyển đổi dinh dưỡng. Ví dụ thời điểm khi bé bắt đầu chuyển sang ăn dặm sau khoảng thời gian dài bú sữa mẹ. Hay, khi trẻ bắt đầu làm quen với thức ăn nhuyễn, cơm, trái cây,…Những chuyển đổi như vậy có thể làm cho bé cảm thấy lạ lẫm, không quen mùi vị dẫn đến khước từ ăn uống.

3. Những nguy cơ trẻ biếng ăn có thể gặp phải

Tìm hiểu thêm: Trẻ dưới 3 tuổi bị rối loạn ngôn ngữ: Mẹ phát hiện muộn, con có thể mắc bệnh tự kỷ

Trẻ biếng ăn là do đâu – nguyên nhân và giải pháp

Biếng ăn kéo dài làm suy giảm hệ miễn dịch khiến trẻ dễ bị ốm hơn – Ảnh Internet

Biếng ăn nếu kéo dài sẽ gây ra tác động tiêu cực nhiều mặt và ảnh hưởng đến tương lai của trẻ:

  • Suy giảm hệ miễn dịch: Biếng ăn khiến sức đề kháng của trẻ bị suy giảm. Trẻ dễ bị ốm hơn và số ngày bệnh cũng dài hơn.
  • Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng : Trẻ không chịu ăn đa dạng các loại thức ăn dẫn đến thiếu hụt các vi chất cần thiết.
  • Rối loạn tăng trưởng: Biếng ăn là một trong những nguyên nhân gây ra các rối loạn quan trọng trong cơ thể trẻ như: thiếu máu, viêm nhiễm đường hô hấp, rối loạn nội tiết, quảng gà, chậm lớn, mỡ hóa gan,…dẫn đến thể trạng của bé trở nên thấp bé, còi cọc hơn.
  • Chậm phát triển trí thông minh: Chỉ số phát triển trí tuệ MDI của trẻ biếng ăn chỉ đạt trung bình 96 điểm so với trẻ không biếng ăn là 110 điểm. Do trẻ biếng ăn có nguy cơ thiếu một hoặc nhiều chất quan trọng tác động đến sự hoạt động hiệu quả của bộ não bao gồm: Protein, Omega 3, Omega 6, DHA, Sắt,…
  • Rối loạn chỉ số cảm xúc: chỉ số cảm xúc (EQ) ở trẻ biếng ăn tương đối thấp. Trẻ biếng ăn thường có xu hướng thụ động, sống thu mình, khó hòa nhập,…

4. Giải pháp cho trẻ biếng ăn

Những giải pháp hiệu quả giúp bé thoát khỏi tình trạng biếng ăn luôn được các bậc phụ huynh tìm kiếm cũng như nhiều nhà chuyên môn quan tâm nghiên cứu tìm hiểu. Tổng hợp các biện pháp có thể tác động để cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ có thể chia thành 4 nhóm như sau:

4.1. Bổ sung dưỡng chất cho trẻ

Trẻ biếng ăn là do đâu – nguyên nhân và giải pháp

Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ – Ảnh Internet

Thức ăn cho trẻ nên đầy đủ chất dinh dưỡng và càng đa dạng thì càng tốt. Tùy theo độ tuổi của trẻ mà lựa chọn kết cấu thức ăn cho phù hợp với khẩu vị của trẻ. Cần lưu ý thức ăn phải được cắt nhuyễn, nấu mềm và nêm nếm phù hợp.

Bố mẹ cần phải đảm bảo tất cả các bữa ăn của bé đều có chứa các acid amin cần thiết. Một chế độ ăn cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật sẽ giúp bổ sung đầy đủ các acid amin cho cơ thể trị trẻ biếng ăn. Những thực phẩm có nguồn gốc động vật: thịt cóc, thịt gà, thịt lợn, cá, trứng… và thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (các loại đậu, ngũ cốc, khoai củ…) cũng chứa nhiều acid amin.

Bố mẹ nên lưu ý tăng lượng dầu mỡ trong bữa ăn của trẻ vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Cũng cần lưu ý bổ sung men vi sinh vì nó có chứa nhiều lợi khuẩn Probiotic và chất xơ hòa tan prebiotic để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp hệ tiêu hóa trẻ khỏe mạnh.

4.2. Tác động vào hành vi ăn uống của trẻ

Bên cạnh việc bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng cho bé, bố mẹ nên có những hoạt động để tác động vào hành vi ăn uống của con. Thay vì cho con ăn 3 bữa có thể tăng số bữa ăn của bé lên 5 -6 bữa mỗi ngày.

Không nên cho trẻ ăn vặt trước giờ ăn, cũng không cho con xem tivi, nghe nhạc trong lúc ăn sẽ khiến cho con phân tán, không tập trung vào bữa ăn.

Bố nên để ý rèn ý thức kỹ luật cho con như: tạo thói quen ăn uống đúng giờ giấc, bữa ăn là phải ngồi vào ghế nếu con rồi khỏi bàn sẽ kết thúc bữa ăn; không bế rong, không dụ đồ chơi vì sẽ hình thành những suy nghĩ không đúng đắn cho trẻ với bữa ăn.

4.3. Tăng hứng thú ăn uống cho con

Trẻ biếng ăn là do đâu – nguyên nhân và giải pháp

Cho trẻ vận động để tăng cảm giác đói và thèm ăn – Ảnh Internet

Bố mẹ có thể áp dụng nhiều cách thức khác nhau để gia tăng hứng thú ăn uống cho con:

  • Tập những hoạt động thể lực phù hợp để gia tăng cảm giác đói và thèm ăn cho con.
  • Nên chờ cho con biết đói rồi mới cho ăn, thậm chí bố mẹ nên chờ một lúc sau khi con đói mới cho ăn, để bé dần hiểu được giá trị của việc được ăn uống đầy đủ.
  • Không nên ép trẻ ăn vì sẽ làm cho bé sợ hãi mỗi lần đến bữa ăn.
  • Trang trí các món ăn đẹp mắt và sinh động để gây hứng thú cho bé.
  • Thường xuyên khen khi con ăn xong khẩu phần để bé cảm nhận sự hào hứng khi tới bữa ăn.
  • Bé sẽ thích thú hơn khi được phụ giúp bố mẹ chuẩn bị bữa ăn.
  • Đổi phương pháp nấu ăn, khéo léo ngụy trang các loại thức ăn mà trẻ không thích. Nhiều trẻ sẽ không phát hiện ra và ăn một cách ngon lành. Ví dụ như bạn có thể ép nước hoa quả cùng rau xanh chung với nhau, hoặc bỏ trái cây vào với sữa chua. Hãy dựa vào màu sắc của các loại thực phẩm để có thể chơi trò “trốn tìm” này dễ dàng hơn nhé!

4.4. Hình thành những nhận thức đúng đắn

Nhận thức của bố mẹ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc nuôi dạy trẻ nói chung cũng như trong việc chăm trẻ biếng ăn.

Không ít những ông bố bà mẹ thường có những nhận thức sai lầm trong quá trình nuôi con như định nghĩa con béo là khỏe, nếu trẻ không ăn thì sẽ bị “chết” ngay hôm sau. Thực ra, nếu như con gầy nhưng vẫn phát triển khỏe mạnh và hoạt bát thì bố mẹ không nên lo lắng. Bố mẹ cũng không nên lấy con người khác ra làm chuẩn để so sánh con mình mà nên so sánh trẻ với chính trẻ của ngày hôm qua, bởi mỗi một trẻ đều có những hoàn cảnh, điều kiện, kiểu gen di truyền và quá trình phát triển khác nhau.

Một trong những điều cần phải lưu tâm là việc làm gương tốt cho con trong việc ăn uống, bởi trẻ em thường học tập qua việc quan sát hằng ngày. Bố mẹ cũng nên lưu ý luôn giữ tinh thần lạc quan, kiên trì và dịu dàng với bé. Tránh nổi nóng, quát mắng khiến con sợ sệt, quấy khóc và không dám ăn, khiến tình trạng biếng ăn ngày một gia tăng.

5. Có nên cho trẻ biếng ăn uống thuốc không?

Trẻ biếng ăn là do đâu – nguyên nhân và giải pháp

>>>>>Xem thêm: Đầm Noel cho bé gái – Những mẫu đầm hot nhất 2019

Vitamin B1 giúp chuyển hóa Gluxit kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn – Ảnh Internet

Khi thấy con biếng ăn, cơ thể ốm yếu, lo lắng nên nhiều bố mẹ tìm đủ mọi cách để cải thiện tình trạng cho con. Một số bố mẹ liền nghĩ đến việc sử dụng thuốc nhằm nhanh chóng cải thiện tình hình. Tuy nhiên, việc cho trẻ uống thuốc có thể làm cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Bố mẹ cần hiểu rằng, biếng ăn không phải là bệnh mà chỉ là một triệu chứng kéo dài ở trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thay vì cho trẻ uống thuốc, mẹ nên cung cấp các loại multivitamin cho con, đặc biệt là vitamin nhóm B có liên hệ với cảm giác ăn và khả năng tiêu hóa.

Các loại thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa, vitamin, thực phẩm chức năng, men tiêu hóa, men vi sinh bổ sung lợi khuẩn,… là những thực phẩm mẹ nên ưu tiên bổ sung cho trẻ. Hơn nữa, việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho bé cũng cần phải khoa học, đúng cách và phù hợp với thể trạng của từng bé khác nhau. Mẹ không nên tự ý mua các loại men tiêu hóa cho con dùng mà không theo những chỉ dẫn của người có chuyên môn. Mỗi loại men tiêu hóa, men vi sinh hay thực phẩm chức năng có thể phù hợp với từng đối tượng sử dụng khác nhau. Vì vậy, việc tùy tiện sử dụng có thể tác động tiêu cực đến quá trình hấp thu dinh dưỡng của trẻ.

Như vậy thông qua bài viết này, bố mẹ có thể hiểu được một cách khá toàn diện tình trạng trẻ biếng ăn và những vấn đề liên quan rồi đúng không. Nếu như con có rơi vào tình trạng biếng ăn, việc đầu tiên là bố mẹ cần bình tĩnh xác định nguyên nhân, dựa vào đó, bố mẹ có thể tìm giải pháp phù hợp với tình trạng của trẻ. Đây là lời khuyên hữu ích nhất, mà Blogtretho.edu.vn dành cho các bậc phụ huynh. Chúc bố mẹ sớm giúp con cải thiện chuyện ăn uống, khắc phục chứng biếng ăn nếu mắc phải, để con phát triển khỏe mạnh, thông minh, chóng lớn nhé.

Oanh Nguyễn tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *