Trẻ không tự dưng biết nói dối. Chính môi trường đã tác động đến hành vi của trẻ. Ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong giai đoạn đầu đời đối với trẻ đó chính là phản ứng của cha mẹ.
Bạn đang đọc: Mẹ mắc 9 lỗi sai này khi dạy con có thể biến trẻ trở thành người nói dối
Những lỗi sai cơ bản dưới đây của cha mẹ sẽ dạy trẻ biết nói dối và chối bỏ trách nhiệm. Hãy tránh những lỗi sau nếu không muốn trẻ nói dối thành thói quen mẹ nhé.
Contents
- 1 Trẻ nói dối vì biết hậu quả của việc nói thật
- 2 Trẻ nói dối vì không muốn làm cha mẹ buồn
- 3 Trẻ không nói dối mà tự tưởng tượng ra câu chuyện
- 4 Trẻ nói dối vì trẻ không nhớ
- 5 Trẻ nói dối vì cho rằng sự thật mất lòng
- 6 Trẻ nói dối vì được “lập trình” để trả lời đúng
- 7 Trẻ nói dối vì sợ bị hoán đổi vai trò
- 8 Trẻ nói dối vì cha mẹ cũng nói dối
Trẻ nói dối vì biết hậu quả của việc nói thật
Trẻ sẽ nói dối khi biết rằng việc nói thật sẽ mang đến một hình phạt đáng sợ. Thường trẻ sẽ bắt đầu nói dối khi được 5-6 tuổi. Ở tuổi này bé học cách phân biệt giữa tưởng tượng và thực tế và phát triển trí tưởng tượng của mình. Và cách để bé sử dụng cũng như khám phá trí tưởng tưởng là bịa ra một câu chuyện nào đó.
Vì vậy, với trẻ em việc đe dọa các hình phạt dành cho lời nói dối sẽ mang đến hiệu quả ngược. Tốt nhất cha mẹ không nên phạt trẻ mà cần phân tích cho trẻ hiểu được hệ quả xấu của việc nói dối. Đồng thời bên cạnh đó nên giúp đỡ và khen ngợi trẻ nếu trẻ dũng cảm nói ra sự thật nhé.
Trẻ nói dối vì không muốn làm cha mẹ buồn
Nếu trẻ nhận thấy cha mẹ bị buồn phiền vì sự thật thì trẻ cũng sẽ chọn cách nói dối. Trẻ cũng có thể hiểu được một số hành động nhất định sẽ khiến cha mẹ thất vọng nếu biết nên bé cũng sẽ nói dối.
Do đó, cha mẹ cần phải kiếm soát cảm xúc của mình và khuyến khích trẻ nói ra sự thật và khẳng định với trẻ rằng sự thật thực sự không tác động quá mạnh mẽ hay tiêu cực đến cha mẹ.
Trẻ không nói dối mà tự tưởng tượng ra câu chuyện
Cha mẹ đừng vội vàng gán cho trẻ nhãn nói dối và khiển trách trẻ khi trẻ kể cho cha mẹ về một chuyến thám hiểm thú vị hoặc nói rằng mình có một người anh hay chị nào đó. Đây không hẳn là lời nói dối, mà thường đó là do trẻ không phân biệt được đâu là trí tưởng tưởng và đâu là sự thật. Tình trạng này dễ gặp ở trẻ nhỏ dưới 4 tuổi.
Cha mẹ nên lắng nghe trẻ và chỉ dẫn mềm mỏng để trẻ hiểu. Khi tư duy của trẻ phát triển hơn bình thường, trẻ sẽ không “nói dối” như vậy nữa.
Trẻ nói dối vì trẻ không nhớ
Một lời “nói dối” khác của trẻ là trẻ quyết định thêm thắt vào câu chuyện mình đã quên một số tình tiết mà trẻ nghĩ ra. Bé có thể phủ nhận việc mình đã làm chỉ đơn giản vì bé không nhớ điều đó. Kiểu nói dối này không đáng lo ngại và cha mẹ nên cố gắng giải thích cho trẻ hiểu. Hoặc đơn giản hơn, hãy bỏ qua chúng.
Ví dụ như nếu bạn cố gắng bắt trẻ 2 tuổi thừa nhận rằng bé đã thả cuộn giấy vào bồn cầu khi bé đã hoàn toàn phủ nhận thì thực sự là làm bé sợ hãi và khủng hoảng đấy. Thực ra là bé đã quên mất điều đó thôi mà.
Trẻ nói dối vì cho rằng sự thật mất lòng
Nếu trẻ cảm thấy việc bày tỏ thái độ như chính mình cảm thấy có thể khiến trẻ bị ghét bỏ thì xu hướng là trẻ sẽ nói dối. Trẻ có thể tỏ ra rất yêu thích món quà mà mình không mong muốn hoặc khen ngợi một ai đó dù cảm thấy không thực sự đẹp hay tốt nếu lời nói dối đó giúp bé nhận được nhiều thiện cảm hơn.
Cha mẹ nên trò chuyện với bé để bé không luôn nhìn nhận sự việc theo chiều hướng này. Hãy nói cho bé biết giá trị của sự thật cũng như hướng dẫn bé nói những lời thật lòng mà không gây tổn thương cho người khác.
Khi bé đã phát triển được nhận thức và khả năng này, bé sẽ tự động bỏ đi những lời nói dối mà chính bé cũng cảm thấy không thoải mái.
Trẻ nói dối vì được “lập trình” để trả lời đúng
Tìm hiểu thêm: 8 mẹo chữa nấc cụt cho trẻ nhỏ đơn giản mà hiệu quả
Việc mong đợi trẻ trả lời câu hỏi đúng theo ý mình là một thói quen thường thấy ở người lớn. Ví dụ khi bạn hỏi: Con thấy thích chiếc áo mới này chứ? Mong đợi của bạn là muốn trẻ trả lời: Thích ạ. Nếu điều này kéo dài thì trẻ sẽ tạo thành một phản xạ đáp ứng mong muốn đó mà không bao giờ thể hiện cảm nhận thực sự của mình.
Vì vậy, để tránh điều này cha mẹ nên khuyến khích trẻ nói ra cảm giác và suy nghĩ thật sự của mình. Và hãy nói cho trẻ biết cảm nghĩ thực sự của bé quan trọng đối với cha mẹ đến dường nào nhé.
Trẻ nói dối vì sợ bị hoán đổi vai trò
Nếu trẻ nhận ra mình đã gây nên lỗi lầm và lường được hậu quả mà lỗi lầm sẽ mang đến trẻ sẽ có khuynh hướng nói dối để bảo vệ hình ảnh bản thân. Hiểu một cách đơn giản là trẻ sợ mình sẽ đóng vai “kẻ xấu” trong những câu truyện cổ tích và sẽ nhận kết quả tương tự là sẽ bị ghét bỏ.
Chính vì vậy, thay vì thêm thật nhiều những ví dụ cho thấy nói dối tệ hại thế nào cha mẹ cũng nên cho bé biết rằng ngay cả những người tốt nhất cũng có thể mắc lỗi lầm, nhưng điều quan trọng là họ đã dũng cảm để sửa đổi nó ra sao.
Cách nhìn đa chiều này sẽ giúp trẻ có cái nhìn toàn diện hơn và lựa chọn hành động phản ứng đúng đắn hơn.
Trẻ nói dối vì cha mẹ cũng nói dối
>>>>>Xem thêm: 15 cách dạy con của người Nhật được thế giới ngưỡng mộ
Nếu cha mẹ nói dối trước mặt trẻ thì trẻ sẽ nghĩ rằng lời nói dối là bình thường, thậm chí là “đúng đắn”. Và trẻ sẽ nói dối bất cứ khi nào có thể mà không cần phải đắn đo gì nhiều.
Cách khắc phục duy nhất cho điều này là cha mẹ hãy trở thành những tấm gương tốt nhé.
Trẻ nói dối vì cho rằng bản thân trẻ thật ngu ngốc
Nếu mỗi lần trẻ bày tỏ những suy nghĩ của mình bạn lại chế nhạo, chê bai, la mắng trẻ thì dần dần trẻ sẽ tự ti và không dám nói lên sự thật nữa. Trẻ sẽ nói những điều mà bạn muốn nghe, những đáp án “đúng” mà bạn sẽ đánh giá là thông minh.
Hãy lắng nghe, yêu thương và thấu hiểu trẻ. Hãy để trẻ cảm nhận thấy cha mẹ luôn là nơi an toàn và thoải mái để trẻ bộc bạch nỗi lòng mình.
Chỉ khi không sợ hãi, được tin cậy và yêu thương thì những lời dối trá sẽ tự động biến mất cha mẹ nhé.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)