Từ 6 tháng trở đi bé sẽ bước vào thời kỳ mọc răng và cần được chăm sóc cẩn thận nếu không bé sẽ đau kéo dài, sốt và biếng ăn. Về lâu dài bé có thể sẽ bị kém hấp thu dinh dưỡng do đau sốt và ăn ít.
Bạn đang đọc: Mách mẹ top thực phẩm giàu dinh dưỡng, giảm đau sốt cho bé mọc răng từ 2 – 20 cái
Do vậy, khi bé mọc răng mẹ cần chăm sóc bé “đặc biệt” hơn so với bình thường. Theo đó, dinh dưỡng khi mọc răng vô cùng quan trọng, mẹ cần phải nắm rõ được dinh dưỡng theo từng giai đoạn mọc răng để bé có thể ăn uống tốt, bổ sung dinh dưỡng và khỏe mạnh trong thời kỳ mọc răng.
Contents
1. Dinh dưỡng cho bé mọc răng theo từng giai đoạn
Giai đoạn bé mọc 2 răng
Giai đoạn này bé khoảng 4 – 8 tháng và nhú từ 2 – 3 chiếc răng đầu tiên. Thời kỳ này bé sẽ tập các hành động của người lớn như ngậm đũa, thìa mút tay… và nếu mẹ chăm sóc răng miệng không đúng cách bé có thể bị sốt, đau răng do vi khuẩn tấn công phần lợi bị hở và sưng.
Thực phẩm lý tưởng trong giai đoạn này chính là khoai tây nghiền, lòng đỏ trứng hoặc cháo ngũ cốc… Các loại thực phẩm này đều mềm và nhiều dinh dưỡng giúp bé dễ ăn, không bị đau răng.
Giai đoạn bé mọc 4 răng
Sau 2 chiếc răng đầu tiên, khoảng 8 -12 tháng bé sẽ nhú thêm 2 chiếc răng nữa. Hàm trên của bé có thể mọc thêm 2 răng hoặc nhiều hơn. Lúc này bé sẽ cần dinh dưỡng hơn nữa vì răng bé đã mọc nhiều, bé cũng có thể ăn được đa dạng thực phẩm hơn.
Tuy nhiên, giai đoạn này mẹ cũng chưa cần vội vàng cho bé ăn thức ăn quá cứng vì răng bé vừa mọc và còn yếu. Mẹ nên chọn các loại thực phẩm phù hợp với giai đoạn này của bé như thịt băm hay đậu hũ nghiền, cơm nát, bún, mì…
Các loại thực phẩm kể trên có độ thô vừa phải, bé có thể học nhai và thuần thục việc nhai.
Giai đoạn bé mọc 6 – 8 răng
Khi bé được khoảng 9 – 13 tháng, các răng của hàm trên sẽ mọc nhanh chóng. Hàm dưới có thể sẽ mọc từ 10 – 16 tháng, do đó lúc này bé sẽ thích thú với các thực phẩm rắn hơn như trứng và rau. Ngoài ra, hệ tiêu hóa lúc này của bé cũng khá hoàn thiện, bé có thể tiêu hóa tốt, ít bị đau bụng, đầy hơi và bé hoàn toàn có thể ăn đa dạng thức ăn hơn.
Giai đoạn này mẹ không cần thiết phải kiêng thực phẩm thô cho bé, bé cũng không nhất thiết phải ăn cháo hay súp hoặc thức ăn mềm, lỏng.
Giai đoạn bé mọc 8 -12 răng
Bộ răng của bé gần như hoàn chỉnh. Một số bé sẽ không còn hiện tượng sốt hay đau răng khi mọc. Bé có thể chỉ cảm thấy ngứa ngáy hay khó chịu một chút và cảm giác này nhanh chóng đi qua.
Mặc dù vậy, chế độ dinh dưỡng vẫn vô cùng quan trọng và mẹ cũng hết sức lưu ý trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho bé.
Một số thực phẩm lý tưởng mẹ có thể cho bé ăn trong thời kỳ này là bánh mì mềm, gạo, rau thịt… Mẹ cũng vẫn cho bé uống nhiều nước, nước trái cây, nước canh để bổ sung nước cho bé và phòng bé bị đau sốt.
Giai đoạn bé mọc 12 – 20 răng
Ở giai đoạn này, bé hẳn đã lớn và có thể ăn được rất nhiều thực phẩm như cơm, mì, đậu đỗ… Giai đoạn này, các răng của bé đã dần hoàn thiện và ổn định, ngoài dinh dưỡng mẹ cũng hãy chăm sóc răng miệng bé cẩn thận vì một số bé sẽ dễ bị sâu răng giai đoạn này.
2. Mẹo giảm đau cho bé khi mọc răng
Tìm hiểu thêm: 5 món ngon cho bé ăn cơm chế biến từ trứng tốt cho hệ miễn dịch
>>>>>Xem thêm: Khủng hoảng tuổi lên 2 và 8 cách hay giúp cha mẹ xử lý vấn đề này ở trẻ
Để bé không cảm thấy đau đớn nhiều khi mọc răng mẹ đừng quên chăm sóc răng miệng bé thật tốt khi bé mọc răng.
– Mẹ cần lau khô nước dãi cho trẻ vì trong thời kỳ mọc răng trẻ thường xuyên mọc nước dãi và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Để vệ sinh cho bé, mẹ dùng miếng gạc mềm và sạch lau cằm cho bé thường xuyên hoặc đeo yếm cho bé.
– Mẹ có thể dùng dầu dừa để làm mềm vùng da và vùng môi của bé khi nước dãi chảy nhiều và thường xuyên bị lau. Dầu dừa sẽ ngăn việc bé bị ướt vì nước bọt.
– Cho bé bú sữa mẹ là một trong những phương pháp giảm đau hữu hiệu. Sữa mẹ sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cũng như giảm đau cho bé. Nhờ vậy bé cũng giảm đau đớn và sốt khi mọc răng.
– Với những bé đang mọc răng, mẹ có thể cho bé gặm thức ăn cứng và lạnh giúp bé giảm đau nhức và sưng lợi khi mọc răng. Món ăn lý tưởng cho bé trong thời kỳ này chính là táo, dứa, cà rốt, dưa chuột…
– Đồ lạnh hay đồ mát cũng là thực phẩm lý tưởng giúp bé xoa dịu vùng nướu bị nóng và sưng phông. Hoa quả lạnh, kem hay sữa lạnh sẽ giúp bé giảm đau tốt trong giai đoạn này.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)