Trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện là nhờ cơ thể có sức đề kháng tốt. Tuy nhiên, sức đề kháng không tự nhiên có, mà trẻ cần được rèn luyện mỗi ngày để tăng cường. Dưới đây là những cách giúp trẻ tăng sức đề kháng mẹ cùng tham khảo nhé.
Bạn đang đọc: Chỉ ra 5 cách tăng sức đề kháng, cải thiện cân nặng ở trẻ hiệu quả và khoa học
Contents
1. Thường xuyên cho trẻ phơi nắng và vận động
Bảo vệ trẻ quá kỹ và để trẻ trong nhà, ít khi cho trẻ ra ngoài trời không hề tốt cho trẻ như nhiều người lầm tưởng. Trẻ cần được phơi nắng và vận động thường xuyên, mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.
Ánh nắng mặt trời sẽ giúp trẻ hấp thu vitamin D và giúp chuyển hóa canxi trong cơ thể tốt hơn, nhờ vậy trẻ sẽ phát triển xương tốt và cao lớn toàn diện. Ngoài ra, đôi lúc mẹ có thể cho trẻ ra ngoài trời nắng không cần đội mũ, thậm chí là dầm mưa cũng được. Việc thường xuyên tiếp xúc với thiên nhiên là cơ hội giúp trẻ tăng sức đề kháng tốt nhất. Khi cơ thể đã quen với môi trường vi khuẩn, virus bên ngoài thì trẻ sẽ ít bị bệnh hơn những đứa trẻ được bao bọc quá kỹ.
2. Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm công nghiệp
Ngày nay, cuộc sống bận rộn nên nhiều cha mẹ thường cho trẻ ăn đồ công nghiệp với tiêu chí nhanh – tiện lợi. Tuy nhiên, thực phẩm công nghiệp nghèo chất dinh dưỡng hơn so với thực phẩm tự nhiên và chúng không có lợi nhiều cho hệ tiêu hóa của trẻ. Chưa kể, ăn nhiều thực phẩm công nghiệp khiến trẻ mất đi cảm giác thèm ăn những thực phẩm tự nhiên.
Một số trẻ được cha mẹ cho uống sữa thay cơm và ăn bánh kẹo, bim bim, nước ngọt thường xuyên dễ mắc các bệnh về đường ruột và thường xuyên nôn ói. Do đó, cha mẹ nên cân bằng thực phẩm công nghiệp và thực phẩm tự nhiên để bảo vệ sức khỏe của con.
3. Cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau củ
Tìm hiểu thêm: Top 4 truyện cổ tích tiếng Anh hay nhất bố mẹ nên đọc cho bé nghe
Thực phẩm không chỉ là dinh dưỡng mà còn là thuốc, quan trọng cha mẹ sử dụng thực phẩm như thế nào cho hợp lý. Trong đó, thay vì cho trẻ ăn đồ công nghiệp, cha mẹ hãy tăng cường các loại trái cây, rau củ trong bữa ăn của trẻ.
Trái cây và rau củ đều giàu vitamin khoáng chất rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ và giúp tăng sức đề kháng cho trẻ. Nếu trẻ lười ăn trái cây hay rau củ, hãy để trẻ thật đói để trẻ có cảm giác thèm ăn và ăn được nhiều hơn. Nếu bạn sợ trẻ ói khi ăn trái cây hay rau thì hãy cho ăn mỗi lần thật ít để trẻ làm quen.
Thói quen ăn uống hàng ngày hoàn toàn có thể thể thay đổi nếu mẹ chịu khó kiên trì giúp trẻ thay đổi.
4. Tạo thói quen tốt cho trẻ trong cuộc sống
Đừng nghĩ trẻ nhỏ mà chiều theo ý trẻ như trẻ đòi ăn bánh kẹo, uống nước ngọt vô tội vạ và mè nheo, vậy là mẹ cũng chiều theo. Đây là kiểu chiều làm hại con chứ không hề tốt cho con. Hãy tạo cho trẻ có thói quen tốt trong cuộc sống như:
– Vận động nhiều hơn.
– Ngủ đúng giờ, đủ giấc.
– Ăn uống lành mạnh và ăn đủ bữa, đúng giờ.
– Luôn giữ gìn vệ sinh ăn uống, rửa tay trước khi ăn hoặc sau khi ăn.
– Sau khi nghịch bẩn cần được rửa tay và tránh đưa tay vào miệng.
– Súc miệng nước muối hàng ngày để bảo vệ răng, miệng và tránh các bệnh về đường hô hấp.
Mỗi thói quen tốt hàng ngày sẽ giúp trẻ tự bảo vệ sức khỏe của mình, tăng sức đề kháng và phát triển toàn diện.
5. Bổ sung lợi khuẩn bằng đường uống hoặc thực phẩm tự nhiên
>>>>>Xem thêm: Sữa óc chó có tốt không, khi nào trẻ uống được loại sữa hạt này?
Một số trẻ khi bị rối loạn tiêu hóa sẽ dẫn tới biếng ăn, chậm hấp thu và cần được bổ sung lợi khuẩn như probiotics. Để biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa hay không cần cho trẻ đi kiểm tra và bổ sung thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Song song bên cạnh thuốc uống, mẹ hãy bổ sung lợi khuẩn cho trẻ bằng các thực phẩm tự nhiên như nước dừa tươi, cà rốt, nước cam, thức uống lợi khuẩn… Khi lợi khuẩn được cung cấp sẽ giúp hệ vi khuẩn đường ruột được cân bằng, hệ tiêu hóa khỏe mạnh và giúp trẻ tránh được các bệnh về đường ruột, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và cải thiện cân nặng một cách nhanh chóng.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)