Dạy trẻ 7 tháng tuổi những gì để con phát triển toàn diện từ thể chất, đến tâm lý? Bài viết dưới đây chính là câu trả lời. Theo đó, các lĩnh vực ba mẹ cần quan tâm khi nuôi dạy con ở độ tuổi này là khả năng vận động, phát triển các giác quan, và cả sự phát triển về ngôn ngữ nữa.
Bạn đang đọc: Dạy trẻ 7 tháng tuổi những gì là tốt nhất – mẹ đã biết chưa?
Contents
1. Đặc điểm phát triển thể chất và tâm lý của trẻ 7 tháng tuổi
Dạy trẻ 7 tháng tuổi những gì phù hợp với thể chất và tâm lý trẻ – Ảnh Internet
Các chuyên gia tâm lý đã khẳng định rằng, hiểu được sự phát triển sinh lý, tâm lý lứa tuổi là cơ sở quan trọng đểdạy trẻ dưới 1 tuổi tốt nhất. Do đó, trước khi lựa chọn nêndạy trẻ 7 tháng tuổi những gìthì các mẹ cần phải biết được đặc điểm thể chất và tâm lý của con ở độ tuổi này:
1.1. Đặc điểm phát triển thể chất của trẻ 7 tháng tuổi
Trẻ 7 tháng tuổi phát triển trí não với một tốc độ đáng kinh ngạc và mẹ sẽ cảm thấy ngạc nhiên với những thay đổi mỗi ngày của con. Mặc dù các tế bào thần kinh không tăng trưởng nhanh như giai đoạn mới chào đời, nhưng tháng thứ 7, sự liên kết giữa các nơ-ron trong não diễn ra “mượt” hơn, và bé có thể xử lý thông tin nhanh hơn. Chức năng nhận thức và vận động của bé cũng phối hợp tốt hơn.
Ngoài ra, trẻ còn đạt được những bước nhảy vọt về cả kỹ năng vận động tinh (điều khiển bàn và ngón tay) lẫn vận động thô (phối hợp các nhóm cơ lớn như cánh tay và cẳng chân). Cử động tay của trẻ trở nên uyển chuyển hơn khi đã có thể nhặt những đồ vật nhỏ bằng ngón cái và ngón trỏ theo kiểu gọng kìm. Khả năng mới này cũng cho phép trẻ nắm giữ được nhiều đồ vật hơn hoặc cầm mỗi thứ ở một tay. Trong giai đoạn này, trẻ cũng đã có thể tự ngồi dậy, nhìn ngắm xung quanh lâu hơn và lật người sấp hoặc ngửa. Hãy lưu ý, những cử động lật người kết hợp với lắc lư và lăn qua lăn lại này có thể là dấu hiệu trẻ đã sẵn sàng tập bò.
1.2. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ 7 tháng tuổi
Trẻ 7 tháng tuổi bi bô nhiều hơn – Ảnh Inter
Mặc dù chưa phát âm được một từ hoàn chỉnh, nhưng trẻ đã có thể giao tiếp thành thạo hơn. Bằng cách chú ý đến lời nói của bạn, trẻ học được rằng hai người sẽ nói chuyện luân phiên khi giao tiếp. Có thể trẻ sẽ thử áp dụng khi bập bẹ một chút, rồi tạm dừng để bạn trả lời, sau đó lại tiếp tục. Trẻ sẽ bi bô nhiều hơn với những từ kết hợp giữa nguyên âm và phụ âm, cũng như cố gắng bắt chước những từ nghe được bạn nói. Khi có một nhu cầu nào đó, trẻ có thể la hét hoặc đập tay lên ghế để thu hút sự chú ý từ bạn.
Tại thời điểm này, những kết nối nơ-ron ở khu vực cảm xúc của trẻ phát triển phức tạp hơn, giúp bé ngày càng quan tâm và gắn kết với những người xung quanh. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của thùy trán, bé đã có thể nhận biết cha mẹ, và những người thân của mình một cách rõ ràng hơn. Ngoài ra, bé cũng có thể phân biệt những người lạ và cảm thấy sợ hãi khi phải tiếp xúc. Những lúc bé sợ hãi, mẹ có thể nhẹ nhàng an ủi và trấn an con, bởi với trẻ lúc này, lời nói của mẹ sẽ mang lại cảm giác an toàn và dễ chịu hơn.
2. Dạy trẻ 7 tháng tuổi những gì là tốt nhất?
Tìm hiểu thêm: Dạy trẻ các con vật như thế nào để con tiếp thu tốt và không sợ hãi?
Dạy trẻ 7 tháng tuổi những gì phát triển giác quan – Ảnh Internet
2.1. Dạy phát triển các giác quan cho trẻ 7 tháng tuổi
Mẹ hãy mở cửa sổ để trẻ nhìn thấy lá cây vẫy trong gió, những chiếc chuông gió và âm thanh vui nhộn mỗi khi gió thổi qua. Đưa trẻ đến công viên để trẻ thấy nhiều người đang vui chơi. Trên đường đến công viên, về nhà, mẹ giải thích và nói chuyện về những gì trẻ nhìn thấy, hoặc bế con trong vòng tay và đi bộ xung quanh. Khi trẻ được gần gũi cha mẹ hàng ngày, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái và sớm trở thành đứa trẻ thông minh. Hãy để trẻ quan sát và vui chơi với điện thoại di động nhựa nhiều hơn. Lắc chiếc lục lạc đồ chơi ở các vị trí khác nhau để giúp thị giác của trẻ linh hoạt.
Khuyến khích trẻ nghe những bài hát có giai đoạn êm dịu, để tận dụng âm nhạc phát triển trí thông minh cho bé . Không cho trẻ 7 tháng tuổi nghe nhạc rock, âm thanh lớn và kéo dài từ bài này sang bài hát. Hãy chú ý đến phản ứng của trẻ trước khi những âm thanh kỳ lạ khác nhau, đồng thời, cho con nghe bài hát của nhiều quốc gia trên thế giới.
Hãy để trẻ nắm các ngón tay của cha mẹ, hoặc cầm một tờ giấy và làm những gì trẻ thích – như xé rách giấy, hoặc vò nhàu. Hãy cho con đeo vòng dâu tằm , hoặc buộc vào cổ tay của trẻ một chiếc dây có buộc chuông. Đặt các đồ vật trong tầm tay của trẻ và luôn có sự giám sát chặt chẽ của người lớn là cách giúp trẻ phát triển xúc giác. Hãy đặt trong phòng của trẻ nhiều đồ chơi an toàn để bé tập nhiều động tác tay – như với, kéo, đánh, đập, đẩy, vặn. Đừng cấm trẻ mút tay, mút tay là một dấu hiệu cho thấy trẻ bước vào giai đoạn phát triển mới – khả năng đưa đồ vật vào miệng – tiền đề của tự tập xúc ăn.
2.2. Dạy trẻ 7 tháng tuổi vận động
Dạy trẻ 7 tháng tuổi vận động – Ảnh Internet
Mẹ hãy để trẻ bò, lăn, lết thoải mái, thậm chí, bày biện nhiều đồ vật trước mặt để khuyến khích trẻ học bò, giúp chân trẻ di chuyển càng nhiều càng tốt. Hãy tập trẻ bò đều đặn mỗi ngày, và đừng nôn nóng ép trẻ tập đi sớm. Hoạt động tập bò sẽ giúp kích thích sự phát triển của gân và hệ cơ, xương.
Giai đoạn này, nhiều bé rất thích chơi “ú òa” với ông bà, bố mẹ, đây là trò chơi mang lại cho bé nhiều niềm vui. Cha mẹ có thể đặt đồ chơi lên sàn để bé cầm lên, giúp bé học được cách cầm nắm đồ vật và phát triển vận động theo hướng phức tạp hơn. Để khuyến khích trí tò mò của trẻ, có thể giấu đồ chơi mà bé yêu thích ở sau lưng, dưới gối, những chỗ ẩn náu quen thuộc rồi cùng với bé khám phá.
2.3. Dạy trẻ 7 tháng tuổi bước đầu phát triển ngôn ngữ
>>>>>Xem thêm: Sữa cho trẻ 2 tuổi bạn nên lựa chọn như thế nào?
Dạy trẻ 7 tháng tuổi những gì giúp phát triển ngôn ngữ – Ảnh internet
Điều quan trọng nhất đối với trẻ em trong giai đoạn này là sự phát triển của ngôn ngữ. Hãy nói chuyện với con bạn nhiều hơn. Trẻ giai đoạn này phải được cai ngậm ti giả, nếu trẻ có thói quen này từ trước đó. Lý do là trẻ sẽ chậm phát triển ngôn ngữ , nếu lúc nào cũng có ti giả ngậm trong miệng.
Dạy trẻ 7 tháng tuổi những gì để phù hợp với sự phát triển của bé độ tuổi này là điều phụ huynh cần lưu ý khi nuôi dạy con dưới 1 tuổi. Chúng ta không nên nóng vội bắt trẻ thực hiện ngay những hoạt động khó, hoặc dạy những điều vượt quá so với lứa tuổi của trẻ. Thay vào đó, hãy lập kế hoạch giúp bé phát triển toàn diện từ cơ quan cảm giác, đến kỹ năng vận động và ngôn ngữ, để tạo tiền đề học các kỹ năng phức tạp hơn.
Thanh Ngọc tổng hợp