Tiêm phòng virus rota cho trẻ ở đâu tốt nhất, khi nào, và cách xử lý ra sao là những vấn đề sẽ được Blogtretho.edu.vn gửi đến bố mẹ qua bài viết dưới đây. Bệnh do virus rota khá phổ biến ở trẻ, phụ huynh cần tìm hiểu cẩn thận để biết cách bảo vệ và chăm sóc con yêu khỏe mạnh.
Bạn đang đọc: Tiêm phòng virus rota cho trẻ và những điều mẹ cần biết
Contents
1. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nhiễm virus rota
Virus rota là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ, và nguy hiểm hơn so với căn bệnh tiêu chảy do nguyên nhân khác. Tiêu chảy rota gây rối loạn tiêu hóa, làm ảnh hưởng khả năng hấp thụ thức ăn của trẻ, dễ dẫn đến bệnh suy dinh dưỡng, thấp còi. Trong trường hợp nặng, nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể bị tử vong.
Căn bệnh này cũng có những biểu hiện tương tự như tiêu chảy thông thường. Ngoài biểu hiện trẻ đi tiêu nhiều lần, phân lỏng nhiều hơn, bệnh còn kèm theo một số triệu chứng có thể quan sát được như sau:
- Bé bị nôn trớ, ói thường vào chiều tối.
- Trẻ bị sốt, có thể từ 37 đến 39 độ.
- Ăn uống bất cứ gì cũng bị nôn và đau bụng
- Phân dạng lỏng và có màu xanh, sủi bọt, tanh
- Mệt mỏi, đổ nhiều mồ hôi, cơ thể xanh xao, môi tím.
- Đi tiêu ít nhất 10 lần trong ngày.
Thông thường, những dấu hiệu này xuất hiện sau khi trẻ bị lây nhiễm từ 1 đến 2 ngày. Nếu được chăm sóc tốt, trẻ sẽ khỏi sau 3 đến 8 ngày, còn nặng hơn sẽ khoảng 2 tuần.
2. Virus rota lây truyền qua con đường nào?
Tìm hiểu thêm: Trẻ thừa cân béo phì và 3 nguyên tắc vàng giúp trẻ cải thiện tình trạng
Bệnh tiêu chảy cấp Rota có mức độ lây lan rất cao, đặc biệt, trẻ là đối tượng rất dễ bị lây nhiễm virus Rota nhất. Virus Rota có thể thông qua trung gian và lây truyền đến trẻ bằng con đường tiêu hóa. Nghĩa là, virus có trong phân của trẻ bị nhiễm bệnh, bằng cách nào đó, có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ bằng con đường ăn uống.
Virus có thể tồn tại ở mọi nơi xung quanh trẻ, trên bề mặt của các vật, khi bàn tay trẻ tiếp xúc vào những bề mặt đã bị nhiễm virus vô tình làm tay trẻ cũng bị nhiễm và đưa vào miệng, do đó trẻ sẽ bị nhiễm virus Rota. Một số nghiên cứu còn cho thấy rằng virus Rota còn có thể lây truyền qua không khí.
Virsus này cũng có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể trẻ chưa bị nhiễm bệnh mặc dù đã được vệ sinh sạch sẽ. Do đó, cách phòng chống tốt nhất là uống vắc xin ngừa Rota, đồng thời, đảm bảo việc ăn uống vệ sinh và giữ gìn thân thể sạch sẽ cho trẻ.
3. Tiêm phòng virus rota cho trẻ khi nào và ở đâu thì tốt nhất?
Vắc xin phòng bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota được sử dụng ở dạng uống, không phải tiêm. Để ngăn ngừa tối đa nguy cơ bị lây nhiễm virus Rota, trẻ nên được uống bắt đầu từ khi đủ 6 tuần tuổi và trước 6 tháng tuổi sau sinh, uống 2 lần và thời gian cách nhau là 1 tháng. Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu bị nôn thuốc ở lần uống đầu, bố mẹ không nên cho trẻ tiếp tục uống lần 2, mà cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn.
Ngoài ra, trẻ nào bị dị ứng với thuốc, có các bệnh bẩm sinh liên quan đến đường ruột, tiêu hóa hay miễn dịch, cũng không được uống vắc xin ngừa virus Rota. Mẹ đặc biệt lưu ý và cần trao đổi với bác sĩ về tình trạng của trẻ, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp nhất. Để đảm bảo chất lượng cũng như được hướng dẫn chính xác, mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở tiêm chủng, bệnh viện hoặc trung tâm Y tế dự phòng để uống vắc xin ngừa virus Rota.
4. Cách chăm sóc trẻ bị nhiễm virus rota
>>>>>Xem thêm: Bé 14 tháng chưa biết nói có đáng lo?
Giống như bệnh tiêu chảy thường, khi trẻ bị tiêu chảy cấp do virus Rota, mẹ cũng cần áp dụng những cách dưới đây để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục:
- Chế biến thức ăn dạng lỏng để trẻ dễ tiêu hóa và hấp thụ.
- Đi tiêu nhiều lần dẫn đến tình trạng mất nước, vì vậy, mẹ nên bổ sung nhiều nước cho trẻ.
- Không cho trẻ ăn quá nhiều trong một bữa, nên chia nhỏ khẩu phần ăn.
- Mẹ nên nấu cho trẻ nhiều món cháo dinh dưỡng như: cháo thịt bằm , cháo bồ câu, cháo hạt sen,…
- Tăng cường rau xanh, trái cây cho trẻ.
- Nên cho trẻ uống thuốc trước khi ăn, tránh mất đi tác dụng vì bị nôn ói nếu uống sau ăn.
- Bổ sung men tiêu hóa cho trẻ, tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống.
- Vệ sinh cho trẻ sạch sẽ, đảm bảo chế độ “ăn chín uống sôi”.
Ngoài việc tiêm phòng virus Rota cho trẻ theo lịch tiêm chủng quốc gia mở rộng , mẹ cần áp dụng thêm một số biện pháp phòng ngừa và xử lý khi con bị nhiễm virus Rota, như điều chỉnh chế độ ăn uống của con, bổ sung dưỡng chất cần thiết cho trẻ mau phục hồi,…Tất cả những điều này giúp mẹ chăm sóc con yêu luôn khỏe mạnh và bảo vệ sức khỏe bé toàn diện.
Thủy Nguyễn tổng hợp