Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em là vấn đề phát triển xuất hiện khá phổ biến và có thể cải thiện khi được can thiệp phù hợp. Trẻ có rối loạn có thể gặp khó khăn để hiểu từ ngữ và biểu đạt những suy nghĩ, cảm xúc của mình.
Bạn đang đọc: Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em và hướng điều trị phối hợp giữa gia đình và chuyên gia
Contents
1. Phân loại và triệu chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em
Có hai dạng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em thông thường là rối loạn tiếp thu ngôn ngữ (receptive language disorder) và rối loạn diễn đạt ngôn ngữ (expressive language disorder) với những triệu chứng cụ thể được mô tả dưới đây.
1.1. Rối loạn tiếp thu ngôn ngữ (receptive language disorder)
Trẻ rối loạn tiếp thu ngôn ngữ gặp khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ, tức là, trẻ có vấn đề khi tiếp nhận ý nghĩa của các từ mình nhìn thấy hoặc nghe được, làm ảnh hưởng đến kết quả học tập và các hoạt động khác tại trường.
Ngoài ra, trẻ mắc rối loạn này có thể gặp khó khăn trong các lĩnh vực:
- Hiểu điệu bộ cử chỉ
- Hiểu người khác đang nói gì
- Làm theo những hướng dẫn
- Xác định các bộ phận, đồ vật trên cơ thể
- Xác đinh ảnh của một vật hoặc một hành động
- Hiểu khái niệm hoặc ý tưởng
- Học từ mới
- Hiểu những câu hỏi
- Hiểu những gì trẻ đọc
- Hiểu những lời nói đùa hay bóng gió của người khác
Từ 15 đến 36 tháng tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu xuất hiện các biểu hiện của rối loạn. Khi thấy trẻ không nhìn, hay không chỉ tay về phía những đồ vật được gọi tên; không thể hiểu và làm theo những hướng dẫn,…thì cần đưa trẻ đến các phòng khám tâm lý trẻ em uy tín để được tư vấn và can thiệp phù hợp.
1.2. Rối loạn diễn đạt ngôn ngữ (expressive language disorder)
Trẻ rối loạn diễn đạt ngôn ngữ chủ yếu gặp vấn đề khi sử dụng ngôn ngữ. Trẻ có thể hiểu những gì người khác nói, nhưng lại cảm thấy khó khăn khi thể hiện cảm xúc hay suy nghĩ của mình. Rối loạn có thể ảnh hưởng ở cả ngôn ngữ nói và viết.
Khi diễn đạt ngôn ngữ, trẻ có thể gặp vấn đề trong các lĩnh vực:
- Sử dụng điều bộ cử chỉ
- Đặt tên cho đồ vật
- Dùng từ một cách chính xác
- Diễn đạt suy nghĩ và ý tưởng
- Sử dụng ngữ pháp
- Kể lại một câu chuyện
- Hỏi và trả lời câu hỏi
- Hát hay ngâm thơ
Các dấu hiệu trên có thể bắt đầu trong giai đoạn trẻ từ 15 đến 48 tháng. Trẻ gặp vấn đề diễn đạt ngôn ngữ thường chậm nói . Một số trẻ đến 2 – 3 tuổi mới nói được nhưng không thể diễn đạt cho người khác hiểu được.
2. Nguyên nhân nào dẫn đến rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em?
Hiện vẫn chưa có kết luận nguyên nhân chính xác gây nên rối loạn. Nhiều bằng chứng cho rằng, có thể rối loạn được gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau bao gồm:
- Tình trạng sức khỏe hoặc tàn tật: Rối loạn tự kỷ , chấn thương não, khối u.
- Dị tật bẩm sinh: Hội chứng Down , bại não.
- Vấn đề thời kỳ mang thai hoặc lúc sinh: suy dinh dưỡng, sinh non, cân nặng lúc sinh thấp
- Lịch sử gia đình
Việc học nhiều hơn một ngôn ngữ không gây nên rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em. Những đứa trẻ mắc rối loạn này sẽ gặp khó khăn giống nhau trong tất cả các ngôn ngữ.
3. Làm thế nào để chẩn đoán rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em?
Tìm hiểu thêm: Tự kỷ có phải là bệnh không, vì sao việc chẩn đoán lại có nhầm lẫn?
Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiếp xúc với trẻ nghi ngờ mắc rối loạn để tìm hiểu quá trình sử dụng ngôn ngữ của bé, cũng như sàng lọc xem bé có đang mắc các bệnh lý khác về sức khỏe thể chất lẫn khả năng nghe – hiểu hay không. Sau đó, nếu có bất kì vấn đề gì được phát hiện, bé sẽ được chuyển qua chuyên viên Trị liệu Âm ngữ để được kiểm tra kỹ hơn về ngôn ngữ. Phụ huynh hoặc người chăm sóc sẽ được tư vấn lộ trình can thiệp phù hợp cho tình trạng của trẻ.
Chuyên viên Trị liệu Âm ngữ sẽ quan sát cách con bạn nói, nghe, làm theo hướng dẫn, hiểu tên của các đồ vật, lặp lại một đoạn văn hay một giai điệu, nói một ngôn ngữ khác. Sau đó, họ sẽ có những buổi trao đổi chi tiết với phụ huynh về tình trạng ngôn ngữ hiện thời của trẻ.
4. Hướng can thiệp rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em
Chuyên viên Âm ngữ Trị liệu sẽ giúp con bạn thư giãn, tăng cường tính tích cực đối thoại thông qua các trò chơi thực hành kết hợp hỏi – trả lời phù hợp với kiểu rối loạn ngôn ngữ của trẻ.
Phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng giao tiếp thực tế trẻ thể hiện, chuyên viên có thể áp dụng các phương pháp can thiệp giúp cải thiện và thay thế lời nói tự nhiên của trẻ như: dùng sổ tay ký hiệu ngôn ngữ, dùng tranh giao tiếp, các chương trình máy tính với lượng lớn các từ vựng và tổng hợp các giọng nói tương ứng.
5. Hỗ trợ dài hạn cho rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em
>>>>>Xem thêm: Đây là 10 thời điểm cha mẹ không nên mắng con nếu muốn con phát triển toàn diện
Chuyên viên Âm ngữ Trị liệu sẽ hướng dẫn toàn bộ quá trình can thiệp, cha mẹ đóng vai trò là người đồng hành quan trọng hỗ trợ cho con. Ngoài các buổi can thiệp chuyên biệt, phụ huynh cần phối hợp với chuyên viên tham vấn, thường xuyên áp dụng một số phương pháp giúp con sử dụng và hiểu ngôn ngữ ngay tại nhà.
Nhà chuyên môn này cũng có thể thảo luận với những người chăm sóc hoặc giáo viên tiếp xúc nhiều với trẻ để can thiệp hiệu quả hơn. Chuyên viên trị liệu sẽ gợi ý các hoạt động phù hợp để phụ huynh hỗ trợ trẻ ở nhà như:
- Cùng đọc sách/ truyện và trò chuyện với trẻ để giúp con học từ ngữ
- Giao tiếp với trẻ ngang tầm mắt
- Cho con thời gian xử lý thông tin khi đưa ra yêu cầu
- Hướng dẫn trẻ chỉ tay bằng ngón trỏ vào thứ mình muốn hoặc bắt chước theo âm thanh
- Cùng trẻ giơ ngón tay chỉ và gọi tên các hình ảnh, hoạt động nhìn thấy trên tivi
- Cùng trẻ chơi các trò chơi, kể chuyện, ca hát,…
- Lắng nghe và phản hồi khi trẻ nói
- Khuyến khích trẻ hỏi và trả lời các câu hỏi
Ngoài ra, phụ huynh cần tự tìm hiểu, hoặc gặp nhà chuyên môn để được tư vấn rõ hơn về những khó khăn trẻ gặp phải, hoặc kết nối với phụ huynh khác để nhận được sự đồng cảm, cũng như nguồn hỗ trợ cần thiết.
Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em cũng như nhiều vấn để khác ở trẻ đều cần những ông bố bà mẹ biết quan tâm và hỗ trợ cho con. Họ phải trải qua nhiều khó khăn hơn trong quá trình nuôi dạy trẻ. Vì vậy bình tĩnh, kiên trì, linh hoạt, sáng tạo có lẽ là những phẩm chất cần được dùng để miêu tả những người phụ huynh tuyệt vời này.
Nguyễn Oanh tổng hợp