Có nên tiêm phòng cúm cho trẻ hay không khi hiện nay đang có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này. Nhiều người cho rằng, trẻ bị cúm là không đáng lo ngại, trẻ có thể tự hết bệnh mà không cần tiêm vắc xin phòng ngừa. Các chuyên gia y tế cũng đã có những khuyến cáo về việc tiêm phòng cúm cho trẻ, hãy cùng làm rõ vấn đề ngay trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Có nên tiêm phòng cúm cho trẻ và lời khuyên dành cho cha mẹ
Contents
1. Bệnh cúm ở trẻ có nguy hiểm không?
Cúm là căn bệnh rất dễ lây lan, đặc biệt, trẻ nhỏ thường dễ nhiễm hơn so với người lớn. Mùa dịch cúm bắt đầu từ khoảng tháng 10 cho đến tháng 3 năm sau. Bệnh này có thế gây ra viêm phổi, mất nước, nhiễm trùng máu, nhiều trường hợp nhập viện, hoặc thậm chí tử vong. Tuy nhiên, mức độ biến chứng có thể nặng hoặc nhẹ phụ thuộc vào loại virus gây bệnh và sức đề kháng, tương tự với hệ miễn dịch của trẻ.
Trẻ nhỏ thường được khuyên nên tiêm ngừa trước khi mùa dịch bắt đầu – điều này thì không hoàn toàn đúng, mẹ có thể cho trẻ tiêm bất cứ khi nào có thể. Tiêm phòng vắc xin cúm cho trẻ là biện pháp được nhiều bà mẹ chọn giúp bé phòng tránh được căn bệnh truyền nhiễm này, thế nhưng, trên thực tế thìcó nên tiêm phòng cúm cho trẻ hay không?
2. Vì sao nên tiêm phòng cúm cho trẻ?
Tìm hiểu thêm: Khoa tâm lý bệnh viện Nhi đồng 2 và những thông tin cần biết
Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc bệnh cúm, và thường thì biến chứng cúm ở trẻ có mức độ nguy hiểm hơn so với người lớn. Vì vậy, cách tốt nhất là tiêm vắc xin phòng ngừa cúm để bảo vệ trẻ tránh khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây hại – như virus, vi khuẩn – bằng cách đưa vắc xin vào cơ thể kích thích tạo kháng thể. Khi tiêm vắc xin vào cơ thể trẻ, các virus cũng sẽ dần suy yếu và không có khả năng gây cúm cho trẻ.
Khuyến cáo của Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ còn cho rằng, mẹ nên tiêm phòng cúm trong giai đoạn mang thai để ngăn chặn virus truyền qua cho con khi sinh ra. Tại Việt Nam, Vaxigrip là vắc xin phòng ngừa cúm đang được lưu hành, bao gồm 2 dạng liều là 0,25ml và 0,50 ml.
- Liều lượng các mũi vắc xin phòng bệnh cúm cho trẻ: Trẻ em dưới 3 tuổi cần tiêm 1 liều 0.25, trẻ em trên 3 tuổi cần tiêm một mũi 0.5ml, sau đó, cách 1 năm tiêm 1 lần.
- Tác dụng của tiêm vắc xin phòng bệnh cúm : Bên cạnh tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh bệnh cúm, tiêm vắc xin còn giúp ngừa các bệnh nguy hiểm như viêm tai cấp giữa, các hơn hen kịch, đồng thời, giảm nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh trong gia đình.
3. Có nên tiêm phòng cúm cho trẻ hay không?
>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật mắt cận thị được định nghĩa và phân loại thế nào?
Tiêm phòng cúm là biện pháp phòng bệnh cho trẻ hiệu quả nhất – Ảnh Internet
Dưới đây là một vài lý do xuất phát từ ý kiến không nên cho trẻ tiêm phòng cúm:
- Mẹ thường lo lắng sức khỏe trẻ sau khi phải tiêm quá nhiều.
- Cúm là căn bệnh tuy dễ lây nhiễm, nhưng trẻ có thể tự hết sau đó, nghĩa là, trẻ có khả năng tự chống chọi mà không cần phải tiêm phòng.
- Vắc xin chỉ đặc trị cho một loại virus nhất định, nhưng cúm lại do nhiều virus gây nên, vì vậy, việc tiêm vắc xin cúm cho trẻ sẽ không mang lại tác dụng. Ngược lại, một số người cho rằng, việc tiêm phòng cúm còn dẫn đến nhiều tác dụng phụ như: trẻ bị mệt mỏi, sổ mũi, đau họng sau tiêm,…
Dù xuất phát từ quan điểm đồng ý hay không tán thành việc tiêm phòng cúm cho trẻ, mẹ cũng nên lưu ý những khuyến cáo của các chuyên gia y tế sau đây:
- Chỉ có tiêm phòng là giải pháp thiết thực, đơn giản, và an toàn, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cúm – căn bệnh tiểm ẩn những nguy hiểm cho trẻ.
- Mặc dù tiêm phòng không đảm bảo 100% việc trẻ không bị nhiễm cúm, nhưng ít nhất có thể hạn chế được các biến chứng không mong muốn về sau.
- Việc trẻ có thể mắc bệnh cúm hoặc các triệu chứng như mệt mỏi, phản ứng không mong muốn sau tiêm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào vắc xin phòng cúm. Vì vậy, sau khi tiêm, mẹ nên ở lại khoảng 30 phút để theo dõi trẻ. Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, nên báo ngay cho bác sĩ để kịp thời khắc phục.
Nếu mẹ hỏi có nên tiêm phòng cúm cho trẻ không, thì chắc chắn câu trả lời là có. Tiêm vắc xin ngừa bệnh bao giờ cũng là biện pháp bảo vệ trẻ an toàn và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, để ngăn ngừa tối đa nguy cơ mắc bệnh, ngoài những lưu ý cần nhớ khi đưa con đi tiêm phòng, mẹ cần đảm bảo một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tạo môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ.
Thủy Nguyễn tổng hợp