Bệnh lác mắt ở trẻ em hay còn được gọi với cái tên khác là bệnh lé mắt. Hiện nay lác mắt là một trong 6 nguyên nhân gây mù hàng đầu ở trẻ e, nếu không được điều trị đúng cách. Theo số liệu thống kê cho thấy, đa phần trẻ bị lác mắt lúc dưới 2 tuổi và khoảng 10% bắt đầu từ 6-15 tuổi và số trẻ bị lác mắt ngày càng tăng.
Bạn đang đọc: Bệnh lác mắt ở trẻ em và các dấu hiệu cha mẹ cần biết
Contents
1. Nguyên nhân lác mắt ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lác mắt ở trẻ em có thể kể đến là do trẻ bị các tật khúc xạ về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị,…Hoặc có thể trẻ mắc các bệnh lý bất kỳ nào đó ở trên mắt như sẹo ở tròng đen, cườm, thủy tinh thể hay là bệnh lý thần kinh, thậm chí những trường hợp nặng là ung thư nằm trong mắt rất là nguy hiểm.
Ngoài ra, theo thống kê, lác mắt ở trẻ có 50% nguyên nhân lác mắt là do di truyền hoặc stress về tâm lý trẻ căng thẳng, sợ hãi quá mức.
2. Dấu hiệu bé bị lác mắt
Dấu hiệu rõ nhất của lác mắt ở trẻ em là một hay hai mắt nhìn ở tư thế bị lệch hướng đi hướng khác khi nhìn đồ vật trước mặt. Bé bị lác mắt phải xoay đầu mới nhìn thấy được vật ở bên cạnh mình. Bé có dấu hiệu nhạy cảm với ánh sáng hoặc không có phản ứng với ánh sáng.
3. Cách điều trị bệnh lác mắt ở trẻ em
Điều trị về lé mắt cho người lớn đơn giản hơn điều trị lé mắt ở trẻ nhỏ. Muốn điều trị được bệnh lé mắt cho trẻ em cần phải biết nguyên nhân cụ thể. Tùy vào từng nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ có cách điều trị khác nhau.
Nếu như trẻ chỉ thuần túy là bị lác mắt vậy thì cách điều trị đơn giản hơn. Bác sĩ chỉ cần phẫu thuật can thiệp vào những cái cơ nằm ở xung quanh mắt để điều chỉnh cân bằng lại cho mắt trẻ. Tùy từng trường hợp trẻ lác mắt mà có phương thức điều trị khác nhau. Thông thường, chỉ cần phẫu thuật một lần là thành công. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp cần phải phẫu thuật lần hai hoặc lần ba mới đạt được kết quả như ý.
Khi bị lác, trẻ thực sự chỉ nhìn bằng một mắt, sau một thời gian dài do không được sử dụng thì bên mắt bị lác sẽ nhìn rất kém. Vì vậy, khi thấy trẻ có dấu hiệu bệnh lác mắt, cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế điều trị sớm nhất.
4. Phòng ngừa bệnh lác mắt ở trẻ em
Không có một phòng ngừa hữu hiệu nhất nào cho lác mắt cho trẻ cả. Phụ huynh thường xuyên vệ sinh trẻ sạch sẽ, đặc biệt là vệ sinh phần mắt cho trẻ. Với những trẻ đã từng bị lác mắt, sau khi tiến hành điều trị đã khỏi hẳn. Tuy nhiên bị lác mắt rất có nguy cơ tái lại vì vậy phụ huynh cần chú ý quan sát trẻ thường xuyên hơn.
Tìm hiểu thêm: 3 truyện cổ tích cho bé 2 tuổi thú vị và ý nghĩa mẹ nào cũng nên kể cho con
Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con, phụ huynh cần quan tâm quan sát và phát hiện sớm bệnh lác mắt ở trẻ em. Ngoài ra, phụ huynh cần nên khám mắt định kỳ 2 lần mỗi năm cho trẻ, đồng thời, đưa trẻ đến các trung tâm y tế gần nhất nếu thấy các biểu hiện:
- Bé thường nhìn lệch, nhìn nghiêng.
- Trẻ phải xoay đầu mới nhìn thấy đồ vật bên cạnh.
- Trẻ không có phản ứng với ánh sáng
- Trẻ không tập trung vào một món đồ chơi.
5. Chế độ dinh dưỡng giúp bảo vệ mắt bé khỏe mạnh
Cũng như nhiều bệnh lý về mắt khác, lác mắt ở trẻ em phụ huynh cần cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng cho trẻ.
>>>>>Xem thêm: Top 10 mẫu xe hơi đồ chơi trẻ em cực chất đáng mua
Ngoài ra, cần bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho mắt trẻ như rau lá xanh,cá hồi, bơ trứng, ớt chuông, các loại hạt, quả việt quốc, chocolate đen, kỷ tử, cà rốt. Đặc biệt, thường xuyên bổ sung vitamin A cho trẻ nhằm tăng cường sức đề kháng cho mắt.
Bệnh lác mắt ở trẻ em hay lé mắt sẽ ảnh hưởng nhiều đến thị lực và thẩm mỹ của trẻ. Hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, những khiếm khuyết về lác mắt ở trẻ đều có thể điều trị với kết quả thành công cao. Dù vậy, cha mẹ vẫn cần thường xuyên quan sát, để phát hiện kịp thời, giúp khắc phục tình trạng bệnh cho con sớm để đạt kết quả tốt nhất.
Nữ Phạm tổng hợp