Tập cho bé tự ngủ là một trong những thói quen cần rèn khi con ngày càng lớn. Đôi khi, chúng ta quá bận rộn với công việc, nhưng vẫn muốn chăm sóc con chu toàn từ miếng ăn đến giấc ngủ. Hiểu được nhu cầu cấp thiết này, Blogtretho.edu.vn muốn giúp các mẹ tập cho bé tự ngủ theo các bí quyết dưới đây.
Bạn đang đọc: Tập cho bé tự ngủ ngon giấc vào ban đêm không cần dỗ
Contents
1. Đến mấy tuổi thì bé có thể tự ngủ?
Theo nhiều chuyên gia, trẻ có thể tự ngủ nếu giấc ngủ của bé kéo dài liền mạch từ 8 – 10 tiếng suốt đêm. Và hơn hết, bé có thể tự ngủ lại sau khi bị thức giấc nửa đêm, mà không cần đến sự trợ giúp của ba mẹ.
Bé sơ sinh rất cần có mẹ suốt đêm, nhưng khi bước vào giai đoạn 6 – 12 tháng, bé sẽ nhanh chóng tự đi vào giấc ngủ và ngủ yên suốt đêm, không làm phiền ba mẹ nếu không cần thiết. Ban ngày, nếu nhận được đầy đủ sự quan tâm của ba mẹ, thì giấc ngủ độc lập ban đêm của bé cũng sẽ diễn ra thuận lợi hơn.
2. Bí quyết tập cho bé tự ngủ
2.1. Giúp bé phân biệt ngày – đêm
Do nhịp sinh học chưa được phát triển rõ ràng, nên trẻ nhỏ thường gặp khó khăn trong việc phân biệt sự khác nhau giữa ngày và đêm. Điều này khiến bé dễ thức giấc khóc ban đêm , và có thể ngủ nhiều vào ban ngày. Đây là vấn đề làm các mẹ vô cùng lo lắng, vì tình trạng ấy có thể làm suy giảm sức khỏe, sự phát triển của trẻ, cũng như ảnh hưởng đến giấc ngủ của các thành viên trong gia đình.
Để có thể tập cho bé tự ngủ vào ban đêm, thì ngay trước khi trẻ đi ngủ và sau khi thức giấc, ba mẹ cần lưu ý điều chỉnh các yếu tố sau:
- Thiết kế không gian ngủ cho bé với ánh sáng dịu nhẹ, cách âm thật tốt, tránh để bé ngủ nơi ồn ào và ánh sáng quá chói.
- Đảm bảo bé không bị đói hoặc quá no trước khi đi ngủ.
- Cho bé mặc đồ ngủ êm ái, thoải mái và tã thấm hút , tránh bị tràn gây ướt át khi trẻ ngủ.
- Trang bị gối, mền sạch sẽ, êm ái, thoáng mát giúp trẻ cảm thấy dễ chịu khi ngủ.
- Trước khi đi ngủ, ba mẹ có thể trò chuyện, kể chuyện nhằm tạo cảm giác an toàn cho bé. Dù bé có thức giấc cũng luôn tin tưởng có ba mẹ ở bên, và không có gì đáng sợ xảy ra với mình.
2.2. Thiết lập thói quen sinh học nhịp nhàng
Tìm hiểu thêm: Bệnh thiếu máu não ở trẻ em cần điều trị và chăm sóc thế nào mẹ có biết?
Ba mẹ cần giúp bé hình thành thời gian biểu sinh hoạt và ngủ nghỉ hợp lý, đặc biệt, giúp bé thực hiện theo đúng thời gian biểu đó. Ba mẹ có thể nhắc nhở, khuyến khích bé tự giác lên giường khi buồn ngủ, và lên giường đúng giờ sinh học. Việc này tập cho bé tự ngủ mà không cần có ba mẹ bên cạnh. Khi bé thức giấc vì lý do gì thì cũng có thể tiếp tục ru mình ngủ lại, vì bé ý thức được thời gian đó dành cho việc ngủ.
Ba mẹ tránh hốt hoảng và xuất hiện ngay lập tức khi nghe tiếng con khóc, hãy kiên nhẫn quan sát xem điều gì đang làm bé khó chịu. Khi mền che hết mặt làm bé khó thở, hay bé úp hết mặt xuống nệm,…thì nhanh chóng chỉnh lại tư thế ngủ của bé một cách thật nhẹ nhàng. Nếu ba mẹ hốt hoảng bế bé lên vỗ về, dỗ dành bé ngay lập tức sẽ hình thành thói quen đòi ba mẹ trong lúc ngủ, chỉ chịu ngủ lại khi có ba mẹ. Nếu nhận thấy bé chỉ đơn giản là giật mình nhẹ, không có gì nguy hiểm và bé khóc ít, ba mẹ chỉ nên nhìn từ xa, theo dõi đến khi con tự nín khóc rồi tiếp tục giấc ngủ của mình.
2.3. Tập bé tự thư giãn
Tự thư giãn là bé có thể bình tĩnh, thoải mái, và tự ngủ trở lại sau khi bị giật mình, hoặc khóc vào ban đêm. Các bé có khả năng tự trấn tĩnh sẽ dễ dàng chìm vào giấc ngủ say sưa đến sáng. Để tập cho bé tự ngủ suốt đêm, ba mẹ cần thiết lập thời gian học tập, vui chơi và ngủ nghỉ hợp lý, đồng thời, đảm bảo sự gắn bó có chừng mực giữa ba mẹ và bé.
Ban ngày, nên cho bé sinh hoạt vừa đủ và tích cực, để bé có thể dễ dàng ngủ thẳng giấc vào ban đêm, hồi phục năng lượng đã tiêu hao mỗi ngày. Ba mẹ cần quan tâm, chăm sóc, vui chơi cùng với trẻ, hạn chế la mắng, gây quá nhiều áp lực căng thẳng khiến bé cảm giác không an toàn, sợ hãi. Việc tập cho bé tự thư giãn giúp phát triển khả năng tự lập của bé, nhờ đó, bé có khả năng tự đưa mình vào giấc ngủ mà không cần đến sự xoa dịu, vỗ về của ba mẹ.
2.4. Cho trẻ nghỉ ngơi ban ngày hợp lý
>>>>>Xem thêm: Làm thế nào để nuôi con một mình – vượt qua những thách thức bằng chiến lược hạnh phúc
Đa số phụ huynh đều xem nhẹ giấc ngủ ngày của con, và cho rằng, nếu để bé chơi thật nhiều vào ban ngày thì sẽ ngủ nhiều vào ban đêm. Nhưng đây là một quan niệm sai lầm, vì bé có thể khó ngủ khi quá mệt. Khi cơ thể hoạt động quá nhiều, bé cảm thấy khó chịu, dễ hồi hộp và không thể thoải mái khi ngủ, do đó, quá trình tập cho bé tự ngủ sẽ có thể thất bại. Ba mẹ cần nghe theo ngôn ngữ cơ thể của bé – báo hiệu khi nào cần được nghỉ ngơi vào ban ngày, để đồng hồ sinh học của bé được vận hành nhịp nhàng.
Việc tập cho bé tự ngủ đem lại nhiều lợi ích cho quá trình phát triển của trẻ, đồng thời, giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng cho ba mẹ. Để làm được điều này, ba mẹ cần thiết lập thời gian ngủ nghỉ cho con hợp lý, sinh hoạt thể chất vừa đủ vào ban ngày, tốt nhất là cùng chơi với con để gắn hoạt động với lịch trình ngày – đêm phù hợp, giúp con có cảm giác thoải mái khi ngủ. Ngoài ra, mẹ nên tham khảo một số loại thực phẩm tốt cho giấc ngủ của trẻ , để giúp con tự ru mình ngủ hiệu quả hơn.
Minh Tâm tổng hợp