Bệnh đỏ mắt ở trẻ em là một bệnh tương đối lành tính nhưng nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hằng ngày của trẻ do gây cộm, rát, đau nhứt. Vì vậy, việc hiểu rõ về bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em là việc rất cần thiết. Dưới đây, Blogtretho.edu.vn xin chia sẻ một số kiến thức cơ bản về bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em.
Bạn đang đọc: Bệnh đỏ mắt ở trẻ em và chế độ dinh dưỡng giúp con yêu luôn khỏe
Contents
1. Nguyên nhân bệnh đỏ mắt ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em như do khí hậu thay đổi thất thường, thời tiết giao mùa. Nhưng phần lớn bệnh đau mắt đỏ là do virus Adenovirus lây nhiễm. Ngoài ra, bệnh đau mắt đỏ là do cơ địa bị dị ứng với thời tiết, với không khí, phấn hoa.
2. Dấu hiệu trẻ đau mắt đỏ
Vào thời kì ủ bệnh có thể nhận thấy được các dấu hiệu của viêm đường hô hấp như ho, hắc hơi, đau họng. Những biểu hiện của thời kỳ ủ bệnh có thể thoáng qua hoặc có các biểu hiện rõ rệt tùy theo từng bệnh nhân.
Vào thời kì phát bệnh dấu hiệu cơ bản và dễ nhận biết nhất của bệnh đau mắt đỏ là một hoặc hai bên mắt bị đỏ và đau. Thêm vào đó là tình trạng ngứa mắt, chảy nước mắt, mi mắt có biểu hiện sưng nề, trẻ cảm giác như có một vật gì đó ở trong mắt mà không thể lấy ra được.
Biến chứng của đau mắt đỏ có thể gây xuất huyết ở lòng trắng của mắt. Sau khi thức dậy, mắt trẻ có thể bị dính chặt do rỉ mắt.
Bệnh đỏ mắt ở trẻ em thường xảy ra ở hai mắt. Mặc dù bệnh có thể xảy ra ở một mắt và sau đó lây sang mắt còn lại trong vòng một đến 2 ngày. Bệnh có thể không cân xứng, một mắt nặng hơn mắt kia.
Tìm hiểu thêm: Trẻ động kinh – đi tìm nguyên nhân cách điều trị và phòng ngừa
Bệnh đau mắt đỏ lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với dịch tiết từ mắt qua bàn tay nhiễm virus hoặc dùng chung đồ dùng, vật dụng bị nhiễm mầm bệnh. Bệnh đau mắt đỏ có nguy cơ gia tăng và nhân rộng trong cộng đồng. Thời kỳ ủ bệnh là thời kỳ dễ lây lan nhất.
3. Cách điều trị bệnh đỏ mắt ở trẻ em
Bệnh đau mắt đỏ có thể tự khỏi sau một đến hai tuần. Đau mắt đỏ có nguy cơ gây nhiễm cao trong vòng hai tuần đầu vì vậy việc chuẩn đoán và điều trị sớm rất quan trọng.
Đầu tiên, khi có các biểu hiện sớm thời kì ủ bệnh, có thể dùng các kháng sinh dự phòng hoặc rửa mặt cho bé bằng nước muối sinh lý. Việc này sẽ giúp kết mạc mắt khỏe hơn việc điều tiết sẽ tốt hơn, tránh nguy cơ bộc phát bệnh.
Khi phát hiện trẻ bệnh đau mắt đỏ phải trực tiếp đưa trẻ đến bác sĩ để khám sử dụng thuốc, nhỏ thuốc theo đúng hướng dẫn. Không tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ.
Một số lưu ý khi phát hiện trẻ bị đau mắt đỏ:
- Không cho trẻ dụi mắt bằng tay
- Rửa tay kỹ và thường xuyên với nước ấm cho trẻ
- Giặt ga giường, vỏ gối khăn tắm trong nước tẩy và ấm
- Tránh để trẻ dùng chung các vật dụng như khăn, chậu rửa
- Rửa tay sau khi nhỏ thuốc vào mắt cho trẻ
- Không tự ý pha nước muối loãng để nhỏ mắt mà phải dùng đúng thước theo sự hướng dẫn của bác sĩ
- Không nhỏ chung một lọ thuốc với mắt bị bệnh đau mắt đỏ mà mắt không bị đau mắt đỏ.
4. Vệ sinh phòng ngừa và chế độ dinh dưỡng cho bé
Vệ sinh tốt là cách tốt nhất của bệnh đỏ mắt ở trẻ em, chẳng hạn như cho trẻ dùng các vật dụng cá nhân riêng. Bên cạnh đó, phòng ốc trong nhà luôn luôn được dọn dẹp sạch sẽ, tránh bụi bẩn, đồng thời, tập cho bé cách rửa tay đúng quy trình nhằm hạn chế bệnh tật.
>>>>>Xem thêm: Dạy trẻ dùng tiền theo độ tuổi cha mẹ rất nên thực hiện
Đau mắt đỏ là thường xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột do hệ thống miễn dịch yếu. Vì vậy, vào thời điểm này cần bổ sung cho bé các thực phẩm tốt cho sức khỏe, tăng hệ thống miễn dịch như vitamin C, sữa, sữa chua,…. Ngoài ra, phụ huynh cần nên cho bé ăn đầy đủ, đúng bữa, bổ sung các thực phẩm tốt cho mắt . Không những thế, việc tìm hiểu những món ăn mà trẻ đau mắt kiêng kị cũng là một cách chăm sóc con mau hồi phục.
Bệnh đỏ mắt ở trẻ em là một căn bệnh tự khỏi và không ảnh hưởng nhiều đến thị lực. Tuy nhiên, nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu đau mắt đỏ, phụ huynh cần ngay lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế. Nếu chúng ta không có cách chữa trị đúng và kịp thời thì căn bệnh đau mắt đỏ dù là rất đơn giản nhưng cũng có thể có những biến chứng nguy hiểm.
Nữ Phạm tổng hợp