Bệnh thâm quầng mắt ở trẻ em có thể là dấu hiệu bình thường, cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy, nếu thấy con bị thâm quầng mắt, các bậc cha mẹ nên đưa con đi khám kịp thời.
Bạn đang đọc: Bệnh thâm quầng mắt ở trẻ em: Nguyên nhân và cảnh báo dành cho cha mẹ
Contents
1. Nguyên nhân gây bệnh thâm quầng mắt ở trẻ em
- Dinh dưỡng
Dinh dưỡng kém là nguyên nhân khiến trẻ bị thâm quầng mắt. Có nhiều bậc cha mẹ thấy con ăn rất nhiều, sao có thể thiếu chất được. Các chuyên gia dinh dưỡng đã lí giải điều này là rất bình thường bởi trẻ ăn nhiều, tuy nhiên chủ yếu là đồ ăn vặt theo sở thích của trẻ. Những thức ăn như vậy không những không đủ dinh dưỡng mà nhiều khi còn gây hại đến sức khỏe.
Từ đó, cơ thể trẻ em sẽ thiếu các vi chất dinh dưỡng, lâu ngày cơ thể mất sức, da mặt thiếu sức sống và xanh xao. Để khắc phục tình trạng này, mẹ cần chế biến các loại thực phẩm tăng sức đề kháng cho con để có đôi mắt sáng khỏe.
- Trẻ bị chấn thương
Chấn thương mắt cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh thâm quầng mắt ở trẻ em. Có thể đó là kết quả của sự va chạm mạnh với đồ vật cứng hoặc do những hành động bất cẩn của trẻ nhỏ với bạn bè. Chấn thương trong những trường hợp như vậy rất dễ nhận thấy, bởi nó xuất hiện nhanh do các mạch máu dưới da bị vỡ.
- Bệnh thâm quầng mắt do trẻ bị thiếu ngủ
Cơ thể cần phải ngủ đủ giấc để tái tạo năng lượng, nếu ngủ không đủ, cơ thể sẽ mệt mỏi và kéo theo dấu hiệu đầu tiên là xuất hiện quầng thâm dưới mắt. Khoa học nghiên cứu trẻ dưới 10 tuổi phải đảm bảo giấc ngủ tối thiểu 9 tiếng một ngày.
- Giun, sán là nguyên nhân gây bệnh thâm quầng mắt ở trẻ em
Ở nhiều trường hợp, biểu hiện bệnh thâm quầng mắt ở trẻ em là sự báo hiệu cơ thể trẻ có nhiều giun, sán. Điều này làm sức khỏe của con phát triển không tốt, cơ thể thiếu dưỡng chất và vitamin. Các bậc cha mẹ nên quan tâm đến việc tẩy giun, sán định kỳ và theo hướng dẫn của các bác sĩ cho trẻ.
- Nguyên nhân do thiếu máu và thiếu sắt
Trong cơ thể, việc thiếu máu và thiếu sắt được biểu hiện rất rõ trên da của trẻ em, nhất là đôi mắt. Do đó, nếu nhận thấy vùng da xung quanh mắt trẻ bị thâm đen, các bậc cha mẹ cần đưa trẻ xét nghiệm máu để có giải pháp chữa trị hoặc phòng ngừa kịp thời một số căn bệnh khác.
- Bệnh thâm quầng mắt ở trẻ em là do mệt mỏi và căng thẳng
Thật dễ để các bậc cha mẹ quan sát thấy con mình quá mệt mỏi và căng thẳng vì các áp lực học tập hay kì vọng. Điều này khiến cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ đều suy giảm trầm trọng. Do đó, cha mẹ nên tạo cho con sự thoải mái nhất để trẻ luôn vui vẻ, tích cực trong tất cả các hoạt động học tập và vui chơi.
Tìm hiểu thêm: Noel 2019 chơi ở đâu – gợi ý tiêu biểu nhất cho các gia đình có trẻ nhỏ
- Trẻ bị thâm quầng mắt do di truyền
Các bậc cha mẹ nếu có làn da mỏng và xuất hiện nhiều các mạch máu nhỏ dưới da, thì nhiều khả năng sẽ truyền lại cho con cái. Điều này không có gì nguy hiểm lắm, không cần can thiệp các liệu pháp điều trị nhưng cần bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, rèn luyện các thói quen giữ gìn sức khỏe tốt.
- Sử dụng các loại dược phẩm
Việc trẻ uống nhiều thuốc sẽ khiến cho các mạch máu bị giãn nở, dẫn đến vùng da dưới mắt bị sẫm màu. Bởi vùng da dưới mắt rất mỏng, cho nên mọi thay đổi ở mạch máu dưới da đều bị xuất hiện lộ thiên.
2. Bệnh thâm quầng mắt ở trẻ em là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh nguy hiểm
Bệnh gan: Mắt có quầng thâm đen là một biểu hiện bên ngoài của bệnh gan mãn tính, khi chức năng gan không bình thường trong thời gian dài, hoặc ở người bị phù gan mắt càng xuất hiện quầng thâm đen lâu. Khoảng 20% người bị bệnh gan thường xuất hiện “quầng đen” ở những vùng cơ thể lộ ra ngoài như khuôn mặt, vùng quanh mắt,…
Bệnh suy thận: Nếu nhận thấy 2 mắt của trẻ không có thần, quầng thâm đen. Theo quan niệm y học truyền thống, quầng thâm đen do thận bị suy nhược gây ra. Thận bị suy sẽ khiến 2 mắt bị thiếu tinh khí, bị mất thần, và làm xuất hiện quầng thâm đen.
Bệnh dạ dày mãn tính: Khi bị viêm dạ dày mãn tính nếu chức năng tiêu hoá, hấp thụ bị suy giảm trong thời gian dài, dạ dày bị viêm đi viêm lại nhiều lần, quầng thâm mắt sẽ càng nặng hơn, hoặc bị suy nhược thần kinh, có bệnh về nội tạng cũng dễ xuất hiện quầng thâm mắt.
Chứng dị ứng, hen suyễn, chàm eczema: Những yếu tố khiến bị ngứa đều có thể là nguyên nhân tạo nên quầng thâm dưới mắt. Hoặc, một số thức ăn gây dị ứng cho cơ thể cũng có thể khiến quầng thâm dưới mắt xuất hiện.
Các vấn đề về mũi: Bệnh quầng thâm mắt ở trẻ em cũng có liên quan đến các vấn đề về mũi. Nếu ngày nào ngủ dậy trẻ cũng hắt xì, chảy nước mũi trong thời gian dài sẽ khiến tĩnh mạch phía dưới mắt bị chảy máu làm xuất hiện quầng thâm.
3. Cách phòng bệnh thâm quầng mắt ở trẻ em
>>>>>Xem thêm: Bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ em Việt Nam
- Các bậc cha mẹ hãy xây dựng cho trẻ một thói quen học tập, nghỉ ngơi cân bằng, hợp lí. Đặc biệt đừng ép trẻ học quá nhiều hay kì vọng quá cao ở trẻ, điều này sẽ khiến trẻ luôn cảm thấy nặng nề và áp lực.
- Những ngày cuối tuần, những lúc rảnh rỗi, các bậc cha mẹ hãy dành thời gian đi chơi cùng con , tham gia các hoạt động tập thể ngoài trời.
- Các bậc cha mẹ đừng quên mua thuốc ngừa giun cho con theo định kì và chỉ định của bác sĩ.
- Ăn uống đủ chất sẽ hạn chế bệnh thâm quầng mắt ở trẻ em. Dưa leo, bí đỏ và các loại rau xanh rất cần thiết đối với đôi mắt và làn da xung quanh mắt, do đó các mẹ có thể thêm vào trong bữa ăn hàng ngày cho trẻ.
Bệnh thâm quầng mắt ở trẻ em rất dễ để nhận thấy qua các quan sát bên ngoài. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ hãy quan tâm hơn, để kịp thời phát hiện ra những biểu hiện của bệnh. Việc điều trị kịp thời quầng thâm mắt ở trẻ sẽ hạn chế được các nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm về sau.
Đài Trang tổng hợp