Tâm lý trẻ lên 5 và tất tần tật những điều phụ huynh cần biết

Rate this post

Tâm lý trẻ lên 5 có những bước phát triển vượt trội về mọi mặt, từ khả năng tưởng tượng, sự tò mò, đến hình thức tương tác xã hội và tính cách. Trẻ cảm thấy mình đã lớn vì được “lên cấp”, trở thành anh chị của các em bé ở trường mầm non. Những đặc điểm tâm lý này ở trẻ 5 tuổi sẽ được mô tả cụ thể qua bài viết thú vị dưới đây. 

Bạn đang đọc: Tâm lý trẻ lên 5 và tất tần tật những điều phụ huynh cần biết

1. Sự phát triển vượt trội ở tâm lý trẻ 5 tuổi

Tâm lý trẻ lên 5 và tất tần tật những điều phụ huynh cần biết

Một trong những đặc điểm nổi bật của tâm lý trẻ lên 5 là sự tưởng tượng. Bước vào độ tuổi này, trẻ bắt đầu hình thành những khái niệm, quan điểm về điều thiện, ác rõ ràng. Bố mẹ có thể thấy rõ đặc tính này qua việc trẻ thể hiện sự yêu thích những câu chuyện có hậu, biết bất bình với những nhân vật xấu trong truyện – như ghét phù thủy, thích hóa thân vào những nhân vật cổ tích có tính cách tốt – như thích làm công chúa,…Thêm vào đó, trẻ còn có khả năng tiếp thu nhiều chi tiết của các câu chuyện mà mình nghe được và bịa ra các câu chuyện của riêng trẻ, để kể cho bạn bè nghe.

Kế đến, sự tò mò của trẻ lên 5 cũng được kích thích phát triển. Trẻ đặt câu hỏi liên tục về tất cả mọi thứ đang diễn ra xung quanh mình. Trẻ trầm trồ, cảm thấy vô cùng thú vị với những thứ mới lạ và li kỳ. Từ những kiến thức có sẵn, trẻ kết nối với những thứ mới lạ này giúp cho trí tưởng tượng của mình thêm đa dạng và phong phú hơn. Và bố mẹ có tin không – chính những câu hỏi tưởng chừng như “linh tinh lang tang ấy”, lại giúp bé gia tăng khả năng phát triển trí thông minh đấy!

Tâm lý trẻ lên 5 và tất tần tật những điều phụ huynh cần biết

Tâm lý trẻ lên 5 bắt đầu biết cảm giác sợ hãi, điều này xuất phát từ trí tưởng tượng của trẻ. Người lớn thường đưa ra một số hình ảnh để hù dọa trẻ con. Để giúp trẻ vượt qua những nỗi sợ, ba mẹ nên cho trẻ tiếp xúc với những sự vật, con vật, xem những hiện tượng mới lạ mà trẻ đang sợ để trẻ thấy rằng chúng không có gì đáng sợ, và bản thân trẻ cũng không bị tổn thương gì cả.

2. Các xu hướng tính cách của bé 5 tuổi

2.1. Tính tự trọng

Tâm lý trẻ lên 5 và tất tần tật những điều phụ huynh cần biết

Trong giai đoạn phát triển tâm lý trẻ lên 5, sự ý thức về bản thân mình được định hình khá rõ ràng. Trẻ biết yêu bản thân mình, ý thức cái gì là sở hữu của mình, cái gì là của người khác. Nghĩa là, trẻ chỉ chăm chăm vào lợi ích của bản thân, mà không cần biết những người xung quanh.

Tính ích kỉ là nét nhân cách có tính hai mặt. Một mặt, nó sẽ giúp trẻ luôn ý thức và phát triển lòng tự trọng của mình, nhưng mặt khác, nếu trẻ ích kỉ thái quá mà không có sự uốn nắn của người lớn, thì bé sẽ phát triển nhân cách theo hướng tiêu cực hơn.

Tính ích kỉ cũng là nguyên nhân cô lập trẻ với bạn bè. Do đó, ba mẹ hãy dạy trẻ cách chia sẻ đồ chơi với bạn bè, và anh chị em trong nhà, dạy con biết yêu thương , giúp đỡ người khác bằng những hành động cụ thể của mình như giúp đỡ người già, làm từ thiện,…

2.2. Tính bướng bỉnh

Tìm hiểu thêm: 5 cách định hướng sự tò mò giúp trẻ thông minh hơn

Tâm lý trẻ lên 5 và tất tần tật những điều phụ huynh cần biết

Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu có chính kiến, lý lẽ của riêng mình nên thường đưa ra những câu hỏi thắc mắc thậm chí cả những lý luận để “cãi” người lớn. Gặp những tình huống như vậy, ba mẹ cần lắng nghe và giải thích kỹ càng cho trẻ, nếu không trẻ sẽ tỏ ra ương bướng, khó ưa. Trẻ thường cảm thấy bị tổn thương sâu sắc nếu không được ba mẹ thấu hiểu và chia sẻ những thắc mắc của mình. Do đó, để trị trẻ bướng bỉnh , bố mẹ cần tìm hiểu các phương pháp dạy con phù hợp, nhất là khi ở giai đoạn chuẩn bị cho bé bước vào lớp 1 .

2.3. Tính nhõng nhẽo

Tâm lý trẻ lên 5 và tất tần tật những điều phụ huynh cần biết

Khác với tâm lý trẻ ở độ tuổi 2 – 3 , nguyên nhân sâu xa hình thành tính nhõng nhẽo của các bé 5 tuổi là từ việc nuông chiều quá mức của ba mẹ. Trẻ dựa vào đó để đòi hỏi ba mẹ đáp ứng tất cả các nhu cầu của mình. Nếu cứ nương theo con, ba mẹ sẽ dễ bị trẻ lấn tới. Ba mẹ cần có thái độ cứng rắn trước con trẻ, cho bé thấy đâu là giới hạn, cái gì hợp lý cho trẻ thì đáp ứng, nếu không được thì phải dứt khoát, không nên thỏa hiệp sẽ làm trẻ mè nheo mãi.

Hãy áp dụng hình thức kỉ luật nhẹ nhàng, kiên nhẫn để giải thích cho con hiểu, lâu dần, trẻ sẽ thỏa hiệp với mình. Việc hình thành tính nhõng nhẻo trong quá trình phát triển tâm lý trẻ lên 5 cũng gây khó khăn cho trẻ trong giao tiếp xã hội. Trẻ luôn mặc định nhõng nhẽo là để được đáp ứng nhu cầu. Từ đó, trong tất cả các mối quan hệ khác, trẻ cũng mè nheo, khóc lóc mỗi khi không đạt được thứ gì đó cho mình, khiến trẻ bị cô lập giữa bạn bè.

3. Tình cảm bạn bè của trẻ lên 5

Tâm lý trẻ lên 5 và tất tần tật những điều phụ huynh cần biết

>>>>>Xem thêm: Cách lau người hạ sốt cho trẻ và những kỹ thuật cha mẹ cần lưu ý

Tình bạn là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển tâm lý trẻ lên 5. Trẻ thích nói chuyện, chia sẻ những suy nghĩ và thể hiện lý lẽ của mình với bạn bè. Thêm vào đó, trẻ còn có thêm người nghe mình kể những câu chuyện của riêng mình. Để có thể thành công trong gây dựng những mối quan hệ bạn bè ở trường, trẻ cần được dạy những kỹ năng sau:

  • Kỹ năng kết bạn và tham gia hoạt động chung với bạn mới 
  • Nói điều mình muốn và biết cảm ơn, xin lỗi
  • Biết đợi tới lượt và chia sẻ đồ chơi với các bạn
  • Biết tỏ sự rộng lượng với trẻ khác, mời chúng cùng chơi và tỏ ra biết giúp đỡ người khác.

Ở giai đoạn phát triển tâm lý trẻ lên 5 , ba mẹ phải thật sự khéo léo, mềm dẻo, kết hợp nghiêm khắc, để định hướng cho sự phát triển của trẻ, chuẩn bị hành trang bước vào môi trường học đường mới. Hiểu được quá trình phát triển tâm lý trẻ lên 5, ba mẹ sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc đề ra phương pháp nuôi day trẻ phù hơp.

Minh Tâm tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *