Khi lớn dần lên, trẻ sẽ học cách nói dối. Dù ban đầu trẻ có thể rất vụng về với “kỹ năng” này, nhưng chẳng mấy chốc trẻ sẽ trở nên thành thạo chúng.
Bạn đang đọc: Những mẹo đơn giản giúp bắt bài con đang nói dối mẹ nào cũng nên thuộc nằm lòng
Việc phát hiện ra bé đang nói dối có thể giúp bạn ngăn chặn kịp thời những điều tai hại mà bé không muốn bạn biết. Điều này cũng giúp bạn điều chỉnh những hành vi của bé sao cho đúng đắn hơn. Hãy áp dụng các mẹo dưới đây bạn nhé.
Contents
1. Hãy để ý đến ánh mắt
Một đặc điểm tâm lý phổ biến là khi nói dối người ta sẽ hạn chế tiếp xúc mắt hoàn toàn. Ở trẻ con điều này lại càng chính xác hơn. Nếu con bạn lãng tránh ánh mắt của bạn hay có ánh mắt bất thường thì chắc chắn những điều bé nói có điều gì đó không phải là sự thật. Nếu bé nháy mắt nhiều lần khi nói thì đó cũng là một biểu hiện cho thấy bé bối rối và đang nói dối đấy.
2. Đọc cảm xúc được biểu hiện trên mặt bé
Khi nói dối bé sẽ biểu lộ những khoảnh khắc như sợ hãi, tức giận, buồn bã, kinh ngạc, tuyệt vọng,… Những biểu hiện này cực kỳ ngắn ngủi, thậm chí chỉ thoáng qua trong 1 giây. Chính vì vậy để nắm bắt được bạn phải chú ý thật kỹ nhé. Một đặc điểm nữa là nếu trẻ thể hiện cảm xúc trái ngược với nội dung bé nói thì đó cũng là biểu hiện cho thấy bé đang nói dối.
Một số biểu hiện thể hiện cảm xúc trên khuôn mặt mà bạn có thể đọc như:
- Lông mày nhô lên, nếp nhăn xuất hiện trên trán, miệng há hốc, mí mắt mở rộng là dấu hiệu của cảm xúc bất ngờ.
- Lông mày nhô lên, dồn vào giữa trán, nếp nhăn xuất hiện ở giữa trán, miệng mở rộng, môi căng, tròng mắt nhiều hơn ở phía trên thì đó là dấu hiệu của sự sợ hãi.
- Nếu ánh mắt nhìn xuống, mi mắt trên hơi sụp, góc môi khép lại thì đó dấu hiệu cho thấy trẻ đang buồn.
3. Trẻ có biểu hiện nôn nao
Nếu bé tỏ ra nôn nao, không thể chậm rãi trình bày một câu chuyện đang được nói tới thì có thể là bé đang nói dối.
Bạn có thể nhận ra biểu hiện của sự nôn nao như:
- Trẻ động đậy tay liên tục.
- Trẻ đổi chỗ ngồi liên tục.
- Trẻ lắc chân qua lại.
- Trẻ di chuyển vị trí hoặc cơ thể của mình.
- Một số động tác ở trên mặt
Nếu bé cắn hay liếm môi, dùng tay chạm vào mũi, mặt, đầu trong khi trò chuyện thì có khả năng là bé đang nói dối đấy. Các nghiên cứu đã chỉ ra sự tương quan khá chắc chắn giữa các động tác này và sự thiếu trung thực.
4. Nhận diện các cử chỉ kỳ lạ
Khi nói dối trẻ thường có các cử chỉ không được bình thường như nắm tay sau lưng, di chuyển chân hay tay liên tục, dùng tay cào vào mình khi đang nói, lắc hoặc gật đầu,… Để ý những điểm này để “bắt bài” bé bạn nhé.
5. Lưu ý đến cường độ âm thanh trẻ nói
Tìm hiểu thêm: 3 sai lầm khi hạ sốt cho trẻ có thể lấy mạng con mẹ nhất định không được quên
Bỗng nhiên bé chuyển tông to lên thì có nghĩa là bé đang lo lắng, sợ hãi hay có những cảm xúc không thoải mái. Lúc này có thể bé đang buộc phải nói dối vì một lý do nào đó.
6. Trẻ lặp lại câu hỏi
Việc lặp lại câu hỏi khi mà bạn biết chắc rằng bé đã nghe rõ cũng là một dấu hiệu cho thấy trẻ sắp nói dối. Khi lặp lại câu hỏi bé đang cố kéo dài thời gian để tìm ra cách “không nói thật” hiệu quả nhất.
7. Tỏ vẻ lúng túng
Nếu bé lúng túng, đưa ra câu trả lời không ăn nhập gì với câu hỏi của bạn thì lúc này có thể bé không muốn nói dối nhưng cũng không muốn trả lời thật lòng.
>>>>>Xem thêm: Cách hay giúp trẻ sơ sinh hết rướn mình, vặn mình khi ngủ
Như vậy, với các mẹo “bắt bài” trên chắc bạn sẽ dễ dàng nhận ra khi trẻ nói dối rồi. Nhưng việc phát hiện trẻ nói dối không phải là để trừng phạt và trách mắng con bạn nhé. Biết được những điều bé đang lo sợ và che dấu là để giúp định hướng cho bé tốt hơn.
Tốt nhất bạn nên xây dựng và duy trì mối quan hệ tin cậy, yêu thương với con để con không bao giờ muốn nói dối bạn. Khi phát hiện trẻ làm điều sai trái và cố giấu nhẹm chuyện đó đi bạn hãy giải thích cho bé thật khoan hòa để trẻ hiểu và không lặp lại điều đó nữa.
Hãy rèn luyện điều này cho trẻ từ khi bé còn rất nhỏ, vì càng lớn bạn sẽ càng khó định hướng cho bé đấy.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)