Nấm lưỡi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây biếng ăn cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện ở trẻ. Khi phát hiện bệnh mẹ cần phải nắm rõ các bước xử lý sau để trị dứt điểm và phòng bệnh hiệu quả.
Bạn đang đọc: Trẻ bị nấm lưỡi và các bước điều trị bệnh cực nhanh mẹ nào cũng nên thuộc lòng
Contents
1. Nguyên nhân gây bệnh nấm lưỡi ở trẻ
Bệnh do nhiều nấm gây ra nhưng chủ yếu là candids albican. Đây chính là loại nấm luôn hiện diện trong cơ thể con người và khi vệ sinh không tốt hoặc sức đề kháng yếu sẽ khiến nấm phát triển và gây bệnh.
Riêng đối với trẻ nhỏ, bệnh xuất hiện do trẻ không được vệ sinh đúng cách sau khi bú mẹ, bú sữa ngoài, ăn uống. Đặc biệt với trẻ ăn xong không làm vệ sinh răng miệng như uống nước, súc miệng, đánh răng và thường ăn đồ ngọt vào ban đêm sẽ dẫn tới bị nấm. Nấm ăn loang khắp lưỡi, làm mất vị giác và khiến trẻ lười ăn.
Trong một số trường hợp nặng nấm sẽ lan xuống đường ruột gây tiêu chảy kéo dài rất nguy hiểm.
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nấm lưỡi
Nấm lưỡi thường xảy ra ở trẻ sơ sinh đến trẻ 9 – 10 tuổi, thậm chí trẻ 15 tuổi nếu không vệ sinh tốt vẫn bị.
– Nấm có biểu hiện ban đầu là những hình trắng tròn, tạo thành tưa trên lưỡi ở trẻ sơ sinh.
– Trẻ bú mẹ sẽ có dấu hiệu bỏ bú, trẻ lớn sẽ có dấu hiệu chán ăn vì đau đớn.
– Một số trường hợp khi bị nấm lưỡi sẽ thấy viêm đỏ trong miệng.
3. Các bước xử lý đúng khi trẻ bị nấm lưỡi
Tìm hiểu thêm: Dạy trẻ 2 tuổi cách chia sẻ – cải thiện tính “giữ của, keo kiệt” của các con không khó
>>>>>Xem thêm: Bệnh gù lưng và kiến thức tổng quan cha mẹ cần lưu ý
Bước 1 : Phòng bệnh nấm lưỡi
Trước hết, cha mẹ cần phải phòng bệnh cho trẻ để trẻ không bị nấm lưỡi như sau:
– Mẹ nên vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, lưỡi của trẻ đúng cách, đặc biệt sau khi uống sữa ngoài, ăn dặm bằng cách cho trẻ uống nước lọc để làm sạch miệng. Trong một số trường hợp mẹ phải rơ lưỡi cho trẻ tuần 2 lần để làm sạch các vết cặn ở trên lưỡi và vòm miệng trẻ.
– Với trẻ lớn, mẹ cho trẻ súc miệng bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% 1 lần/ tuần. Với trẻ sơ sinh mẹ nên dùng gạc mềm và sạch, thấm nước ấm hoặc nước muối sinh lý và rơ miệng, lưỡi cho trẻ.
– Hạn chế tối đa cho con ăn vặt, bánh kẹo vào buổi tối vì chất ngọt sẽ tạo điều kiện cho nấm sinh sôi, nảy nở.
Bước 2 : Cách xử trí khi trẻ đã bị nấm lưỡi
Khi phát hiện các dấu hiệu trẻ bị nấm lưỡi, cha mẹ cần thực hiện các bước sau:
– Mẹ dùng nước muối thông thường pha loãng hoặc nước muối sinh lý để súc miệng hàng ngày cho bé. Mẹ có thể dùng một miếng gạc mềm tẩm dung dịch nước muối rồi lau cho bé.
– Đối với trường hợp nặng mẹ cần đưa bé đi bác sĩ để kiểm tra nguyên nhân nấm lưỡi và kê thuốc phù hợp với bệnh của bé. Nếu chậm trễ có thể khiến nấm lan xuống đường ruột và gây tiêu chảy rất nguy hiểm cho bé.
– Cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ sau đi khám. Mẹ có thể kết hợp cho bé uống thuốc và rơ lưỡi sạch sẽ cho bé nhanh khỏi.
Bước 3 : Những lưu ý khi điều trị nấm lưỡi cho bé
– Mẹ cần phải xác định nhanh bệnh nấm lưỡi nặng hay nhẹ có cần đi bệnh viện hay không.
– Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về rơ lưỡi hoặc cho bé uống vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của trẻ.
– Chỉ nên rơ lưỡi khi bé đói để tránh nôn ói.
– Khi rơ lưỡi cho bé cần vệ sinh tay chân sạch sẽ và dùng nước sôi để nguội rơ lưỡi cho bé. Tuyệt đối không dùng nước chưa đun sôi vệ sinh miệng cho bé.
– Mẹ không cậy những nốt mụn trong lưỡi của bé vì có thể gây nhiễm trùng và khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)