Bệnh tự kỷ của trẻ em và gợi ý phương pháp can thiệp cho cha mẹ tham khảo

Rate this post

Bệnh tự kỷ của trẻ em thực chất không phải là bệnh, đây là một trong những rối loạn phát triển phổ biến ở trẻ được các nhà chuyên môn gọi dưới cái tên “rối loạn phổ tự kỷ”. Hiểu biết và có những nhận thức chính xác về rối loạn là hết sức quan trọng trong công tác can thiệp. Blogtretho.edu.vn xin phục vụ quý bạn đọc bằng những kiến thức tổng hợp mới nhất về rối loạn dưới đây.

Bạn đang đọc: Bệnh tự kỷ của trẻ em và gợi ý phương pháp can thiệp cho cha mẹ tham khảo

1. Bệnh tự kỷ của trẻ em thực chất là một dạng rối loạn phát triển lan tỏa

Bệnh tự kỷ của trẻ em và gợi ý phương pháp can thiệp cho cha mẹ tham khảo

Bệnh tự kỷ của trẻ em” là cụm từ được nhiều người vẫn thản nhiên nhắc tới mà không mảy may để ý đây là một cụm từ được dùng sai. Thực ra tự kỷ không phải là một bệnh vì đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác, cũng như cách chữa trị cho rối loạn này.

Từ những năm 40 của thế kỷ 20 rối loạn đã được biết đến, tuy nhiên cho đến thời điểm này với nhiều người thì rối loạn vẫn là một điều mới mẻ. Đặc biệt cho đến nay, vì chưa có kiến thức đầy đủ về rối loạn mà có nhiều những nhận thức sai lầm, gây khó khăn cho gia đình các bé cũng như cản trở công tác can thiệp.

Các nhà chuyên môn không gọi “bệnh tự kỷ của trẻ em” mà gọi là” rối loạn phổ tự kỷ” hay “rối loạn tự kỷ”. Rối loạn là một nhóm hội chứng đặc trưng bởi suy kém nặng nề và lan tỏa trong những lãnh vực phát triển như: Giao tiếp, tương tác xã hội, hành vi rập khuôn và định hình. Rối loạn được phân loại nằm trong nhóm các rối loạn phát triển lan tỏa theo Sổ tay Hướng dẫn Chẩn đoán rối loạn tâm thần Hoa Kỳ DSM-IV-TR.

2. Biểu hiện của trẻ có rối loạn tự kỷ

Bệnh tự kỷ của trẻ em và gợi ý phương pháp can thiệp cho cha mẹ tham khảo

Bệnh tự kỷ của trẻ em được hiểu là rối loạn tự kỷ với các dấu hiệu đặc trưng có thể xuất hiện từ rất sớm và thường trước 3 tuổi, thông qua các lĩnh vực phát triển như: Giao tiếp, tương tác xã hội, hành vi. Cụ thể là:

  • Khó khăn trong giao tiếp

Trẻ có âm ngữ không giao tiếp hoặc ở dạng câm. Trẻ không phân biệt được các đại từ nhận xưng, dùng ngược “bạn” thay vì “tôi”. Trẻ thường lặp lại một cách chính xác những từ hay câu nói của người khác, nói chuyện một cách riêng biệt, không hiểu ý nghĩa câu nói, lời nói không phù hợp với tình huống.

  • Khó khăn trong tương tác xã hội

Trẻ không biết cách liên hệ với người khác, không đáp ứng xã hội, không thích tiếp xúc thân thể như ôm, hôn,…Trẻ không tìm kiếm giao tiếp mắt, thường chủ động né tránh và không đáp ứng với người xung quanh.

  • Hành vi rập khuôn

Trẻ thích được lặp đi lặp lại cùng một hoạt động như chơi một loại đồ chơi với cùng một kiểu. Trẻ cũng thường đòi hỏi những quy luật giống nhau như chỉ ăn một loại thức ăn, chỉ mặc một loại quần áo, chỉ chơi một món đồ, hay thậm chí chỉ chơi theo một kiểu,…

3. Dấu hiệu cảnh báo sớm trẻ có rối loạn tự kỷ

Tìm hiểu thêm: Những bà mẹ đơn thân nổi tiếng Showbiz và tâm sự đẫm nước mắt người đời

Bệnh tự kỷ của trẻ em và gợi ý phương pháp can thiệp cho cha mẹ tham khảo

Dấu hiệu trẻ tự kỷ có thể xuất hiện ngay từ khi trẻ chưa đến 1 tuổi. Vì vậy, nếu phát hiện trẻ có các biểu hiện sau đây thì phụ huynh nên kịp thời đưa con đến các chuyên viên tâm lý, để được tư vấn cách can thiệp phù hợp. Những dấu hiệu cảnh báo sớm trẻ có rối loạn tự kỷ như:

  • 6 tháng: Không có biểu lộ vui vẻ, thích thú như cười lớn tiếng
  • 9 tháng: Không chia sẻ qua lại với âm thanh, nụ cười hoặc biểu lộ nét mặt
  • 12 tháng: Không biết bập bẹ, không nở nụ cười xã hội với người khác.
  • 16 tháng: Không biết nói từ đơn, không bắt chước.
  • 24 tháng: Không chú ý đến giọng nói của người khác, không nói được cụm từ đôi.

4. Một số phương pháp can thiệp trẻ tự kỷ

Bệnh tự kỷ của trẻ em và gợi ý phương pháp can thiệp cho cha mẹ tham khảo

Bởi vì không phải là một căn bệnh, nênbệnh tự kỷ của trẻ em không có thuốc điều trị, mà trẻ mắc rối loạn này sẽ được can thiệp với nhiều phương pháp khác nhau.

Nhiều bằng chứng cho thấy, trẻ tự kỷ được can thiệp càng sớm, cơ hội cải thiện càng nhiều. Các phương pháp trị liệu thường tập trung can thiệp nâng cao từng lĩnh vực phát triển của trẻ. Cụ thể:

  • Can thiệp âm ngữ/ ngôn ngữ: Dạy trẻ cách nói chuyện, chào hỏi, thưa gửi, đặt câu,.. phù hợp với khả năng của trẻ. 
  • Can thiệp tương tác xã hội: Dạy trẻ tiếp xúc và thiết lập các quan hệ, tạo tình cảm với mọi người xung quanh.
  • Can thiệp hành vi: Xây dựng và hướng trẻ đến những hành vi chăm sóc bản thân điển hình, động viên và khen thưởng khi trẻ có những biểu hiện tốt.
  • Can thiệp bằng dinh dưỡng: Cân bằng chế độ ăn và cung cấp đầy đủ vitamin cần thiết sẽ có những tác động tích cực vào hệ thần kinh trẻ. Một số nghiên cứu cho thấy, các thuốc bổ thần kinh và chống suy nhược cũng có tác dụng cải thiện tình trạng của bé.

5. Có thể ngăn ngừa rối loạn tự kỷ ở trẻ em không?

Bệnh tự kỷ của trẻ em và gợi ý phương pháp can thiệp cho cha mẹ tham khảo

>>>>>Xem thêm: Top 5 thực phẩm giàu canxi hơn cả sữa, giúp kéo dài đôi chân của trẻ mẹ nên biết

Mặc dù giới chuyên môn vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân rõ ràng của rối loạn tự kỷ, tuy nhiên, phụ huynh vẫn có thể thực hiện những cách dưới đây để giảm nguy cơ trẻ mắc rối loạn tâm thần:

  • Rèn lối sống khỏe mạnh cho con, thường xuyên khuyến khích và cùng con luyện tập thể dục, kiểm tra sức khỏe định kỳ, ăn uống cân bằng
  • Không dùng thuốc trong thời kỳ mang thai, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào – đặc biệt là với một số loại thuốc chống động kinh để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh
  • Tránh uống rượu, bia hoặc các chất kích thích – đặc biệt là trong giai đoạn mang thai
  • Khi cơ thể mắc bất kì bệnh lý nào, cần đến bệnh viện kiểm tra và điều trị dứt điểm, tránh biến chứng về sau. Đặc biệt, cần lưu ý các bệnh lây qua đường tình dục thời kỳ mang thai   và tìm biện pháp can thiệp kịp thời
  • Tiêm phòng đầy đủ trong suốt quá trình mang thai, theo dõi lịch tiêm chủng cho trẻ tùy độ tuổi để bổ sung đầy đủ cho con

Với cách gọi thông thường là  bệnh tự kỷ của trẻ em, phụ huynh sẽ dễ nhầm lẫn rằng “căn bệnh” này có thể chữa khỏi được như những loại bệnh trẻ em khác. Thực tế, rối loạn này không có nguyên nhân rõ ràng, cũng không có thuốc điều trị. Các phòng khám tâm lý trẻ em, đặc biệt là khoa tâm lý bệnh viện nhi trung ương luôn không ngừng cập nhật kiến thức, để tìm ra phương pháp can thiệp trẻ tự kỷ hiệu quả hơn – đây là tín hiệu đáng mừng, và chúng ta có quyền hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn cho trẻ tự kỷ. 

Nguyễn Oanh tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *