Trong quá trình dạy trẻ, cha mẹ lúc nào cũng muốn trẻ trở thành người trung thực. Tuy nhiên, đôi khi cách dạy con sai có thể khiến trẻ trở thành kẻ nói dối mà nguyên nhân chủ yếu do cha mẹ đã phạm những lỗi sau.
Bạn đang đọc: Trẻ thường xuyên nói dối do 4 lỗi phổ biến cha mẹ hay mắc phải khi dạy con dưới đây
Contents
1. Trẻ chắc chắn bị cha mẹ phạt khi biết hậu quả
Trẻ vẽ bậy lên tường, trẻ làm đổ nước ra sàn, trẻ làm vỡ bình hoa… và nhiều vấn đề khác. Tuy nhiên, trẻ không nhận là chúng làm vì chúng biết sẽ có một kết quả: Bị phạt. Hầu hết, các ông bố bà mẹ đều chung một suy nghĩ dạy trẻ đó là phạt khi chúng làm sai. Và khi trẻ ở độ tuổi 5 – 6 tuổi, chúng sẽ học được cách phân biệt giữa tưởng tượng – thực tế và chúng bịa ra một câu chuyện để “nói dối” về những việc chúng đã làm, mục đích của chúng là cha mẹ sẽ không phạt chúng nữa.
Đó chính là lí do trẻ sẽ nói dối.
Cha mẹ nên làm gì? Hãy phân tích cho trẻ hiểu được hậu quả xấu của việc nói dối, giúp trẻ giải quyết vấn đề nói dối và khen ngợi khi trẻ dũng cảm nói ra sự thật.
2. Cha mẹ thất vọng về hành động của trẻ
Trẻ bị điểm kém, trẻ đánh nhau với bạn, trẻ bị cô giáo phê bình… và trẻ nói dối cha mẹ tất cả những việc đó vì chúng biết, nếu cha mẹ biết được những điều đó sẽ thất vọng về trẻ. Điều này không chỉ khiến chúng nói dối mà còn tạo lên khoảng cách giữa cha mẹ – con cái.
Cha mẹ nên làm gì? Hãy giải thích với trẻ rằng bạn không buồn vì những điều trẻ đã làm mà sẽ rất vui nếu trẻ nói ra sự thật, và bạn còn buồn hơn khi biết rằng trẻ nói dối. Đồng thời, hãy cố gắng kiểm soát cơ giận của bạn trước mặt trẻ.
3. Trẻ sợ làm mất lòng mọi người
Tìm hiểu thêm: Viêm tai giữa ở trẻ em và biến chứng mẹ không nên coi thường
>>>>>Xem thêm: Dạy trẻ đồng cảm để con trở thành một người bao dung
Đây là kiểu nói dối vô cùng tai hại vì sẽ hình thành nhân cách của trẻ sau này. Trẻ có thể nói dối khi khen tóc đứa bạn (dù mái tóc rất ngớ ngẩn), khen món quà bà ngoại tặng (dù trẻ cảm thấy không có chút hứng thú nào)… Việc làm này tưởng rằng sẽ không làm tổn thương người khác nhưng lại khiến trẻ hình thành thói quen sợ đối mặt với sự thất vọng của mọi người, sợ mọi người không tin tưởng, yêu thương mình hoặc đôi khi điều này lại khiến trẻ thành kẻ nịnh bợ.
Điều cha mẹ cần làm? Hãy trò chuyện thẳng thắn với trẻ để trẻ không hiểu lầm rằng, nhận xét đúng về người khác là sai, tuy nhiên, đôi khi nên nói giảm nói tránh. Nếu con không thích quà bà tặng, con có thể gợi ý cho bà biết rằng món quà này rất đẹp nhưng nếu vào dịp sinh nhật tới, con mong được bà tặng (món đồ con vẫn yêu thích) cho con. Hoặc về mái tóc của bạn, con hãy nhận xét khách quan như: Kiểu tóc này khá thịnh hành, nhưng theo mình bạn để kiểu tóc kia sẽ hợp hơn…
4. Trẻ nói dối vì cha mẹ nói dối
Trẻ bắt chước nói dối từ cha mẹ là điều vô cùng phổ biến. Bạn sẽ khó có thể chỉ bảo trẻ nếu bản thân mình không làm tốt việc này. Điều này sẽ vô cùng nguy hiểm và ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ cũng như tình cảm, sự tôn trọng của trẻ dành cho cha mẹ.
Cha mẹ nên làm gì? Cha mẹ cần làm tấm gương tốt cho con và không nên nói dối, đồng thời dám nhận lỗi nếu mắc khuyết điểm.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)