Sốt phát ban ở trẻ là loại bệnh nguy hiểm rất thường gặp, đặc biệt là ở các bé từ 6 đến 36 tháng tuổi. Lúc này, cơ thể trẻ có sức đề kháng yếu do hệ miễn
dịch chưa hoàn thiện, đồng thời, kháng thể tự nhiên mẹ truyền cho bé đã giảm đi đáng kể.
Bạn đang đọc: Sốt phát ban ở trẻ: Cẩm nang chăm sóc trẻ hiệu quả tại nhà
Contents
1. Nguyên nhân gây sốt phát ban ở trẻ em cha mẹ cần biết
Sốt phát ban ở trẻ do nhiễm virus, trong đó đa số là nhóm virus viêm đường hô hấp, virus sởi, rubella,… gây triệu chứng sốt cao ở trẻ. Tùy theo thể trạng và nguyên nhân gây bệnh, mỗi bé có thể nhiễm sốt phát ban ít nhất 1 lần trong đời, hầu hết sốt phát ban là lành tính, nếu chăm sóc tốt sẽ lành bệnh sau từ 5 đến 7 ngày.
Bệnh rất dễ lây nhiễm, nhất là trong môi trường tập thể đông đúc như nhà trẻ, lớp học, khu vui chơi,… với đặc thù là bệnh lây qua đường hô hấp , nên khi trẻ ho, hắt hơi sẽ làm văng nước bọt khiến những bé khác hít phải và nhiễm bệnh.
2. Triệu chứng bệnh sốt phát ban ở trẻ em
Trẻ sốt phát ban
có triệu chứng chung là sau thời gian ủ bệnh tầm 6 đến 7 ngày, trẻ thường sẽ bị sốt, tùy theo thể trạng và nguyên nhân gây bệnh mà trẻ có thể sốt nhẹ hoặc sốt rất cao, và khi sốt giảm nhiệt thì trên da trẻ sẽ xuất hiện những vết hồng hay đỏ tùy theo loại virus.
Sốt phát ban do virus sởi thì trẻ thường bị sốt, khi dấu hiệu sốt giảm dần sẽ phát ban, lúc đầu, phát ban ở tai sau đó lan dần ra mặt và lan xuống ngực, bụng, và sau đó là lan ra toàn thân của trẻ. Ngoài ra, trẻ còn hay bị sổ mũi, ho và mắt bị đỏ. Sốt phát ban do virus sởi thường gây ra những biến chứng khá nguy hiểm như viêm phổi và viêm não.
Với trường hợp phát ban do virus rubella, thường thì trẻ mắc dạng bệnh này sẽ bị phát ban ở mặt, sau đó lan dần xuống đến bàn chân, quá trình phát ban kéo dài hơn 3 ngày. Virus rubella gây ra ban dày hơn, và màu nhạt hơn so với sốt phát ban do virus sởi, có thể gây ra sưng hạch cổ, hạch tai và đau xương chẩm và đau khớp. Đây là loại virus khá lành tính với trẻ em, tuy nhiên, cực kì nguy hiểm với thai phụ vì có những biến chứng khá lớn.
3. Cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà cha mẹ cần biết
Khi trẻ bị sốt phát ban
,
cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán kịp thời. Khi có chỉ định của bác sĩ, để trẻ được chăm sóc, nghỉ ngơi tại nhà thì cha mẹ cần biết những
cách chăm sóc trẻ bị ốm
đơn giản như gợi ý dưới đây.
- Bệnh thường gây cho trẻ những cơn sốt dữ dội, nếu trẻ sốt trên 38 độ, cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt, và lau mát cho trẻ bằng nước ấm, tránh biến chứng sốt cao gây co giật và khi sốt quá cao, bộ não của trẻ sẽ bị tổn thương, gây hại đến não.
Tìm hiểu thêm: Sữa non Colos Mom tăng cân cho trẻ như thế nào?
Lau sạch người bé bị sốt bằng nước ấm – Ảnh Internet
- Khi trẻ bị sốt phát ban mà có triệu chứng ho, đau họng kèm theo thì phụ huynh cần phải tìm cách giảm đau cho trẻ. Bạn có thể dùng mật ong, hay tắc chưng đường phèn, trà gừng cho trẻ uống, ngậm giảm ho. Bên cạnh đó, kết hợp cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu hóa, đầy đủ dinh dưỡng, cho trẻ uống đủ nước, bổ sung thêm nước ép trái cây tươi, vì trong quá trình sốt phát ban, trẻ bị ra nhiều mồ hôi và giảm sức đề kháng, cần bổ sung chất dinh dưỡng và vitamin để tăng thêm sức chống chọi với virus gây sốt phát ban.
- Nếu trẻ bị sốt phát ban do nhiễm virus sởi thì cần phải được bổ sung thêm thức ăn nhiều vitamin A để bảo vệ đôi mắt của trẻ. Một lưu ý khác nữa là nên giữ cho da trẻ bị sốt luôn khô sạch, lau sạch người bé bằng nước ấm, không nên kiêng gió, kiêng nước, chăm sóc và lau sạch mũi bé với khăn mềm hoặc nước muối sinh lý an toàn,… Vì theo quan niệm dân gian, trẻ mắc bệnh cần phải trùm kín, không cho ra gió, không tắm khiến trẻ dễ bị sốt cao, khó hạ sốt, và làm trẻ dễ bị nhiễm trùng da, viêm phổi. Do đó, hãy giữ trẻ vừa đủ ấm, sạch sẽ để trẻ có sức đề kháng chống chọi lại bệnh tật, mẹ nhé!
Nhiều người cũng quan niệm rằng, việc kiêng ăn khi sốt phát ban sẽ khiến trẻ suy dinh dưỡng, giảm sức chống chọi bệnh tật, vì thế, khi bị sốt phát ban, cần cho trẻ ăn nhiều bữa, nhiều chất dinh dưỡng dễ tiêu, uống nước ép, vitamin để trẻ khỏe mạnh nhanh chóng.
4. Phòng ngừa sốt phát ban hiệu quả ở trẻ
>>>>>Xem thêm: Cách dạy trẻ quyết định đúng cần thiết như thế nào
Chích ngừa được xem là cách phòng ngừa tốt nhất ở trẻ sốt phát ban do nhiễm virus sởi hoặc rubella. Phương pháp này cũng được các chuyên gia khuyến khích áp dụng cho trẻ nhỏ ngay từ những năm tháng đầu đời. Cụ thể, mũi tiêm chủng sởi có thể chích ngừa từ khi trẻ được 9 tháng tuổi, còn rubella có thể tiêm nhắc vắc xin 3 trong 1 là rubella, sởi, quai bị khi trẻ được 12 tháng tuổi, sau đó tiêm nhắc mũi thứ 2 khi trẻ được 4 đến 6 tuổi.
Một hướng khác là hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người đang mắc bệnh sốt phát ban – phương pháp này kém hiệu quả hơn, vì sốt phát ban thường ủ bệnh trong người đến 1 tuần trước khi phát bệnh. Thời gian ủ bệnh cũng là giai đoạn bệnh lây lan nhiều nhất do chưa có biện pháp phòng ngừa cụ thể. Vì thế, tốt nhất nên cho trẻ tiêm ngừa đầy đủ để phòng ngừa bệnh.
Là một trong những bệnh nguy hiểm ở trẻ em với nhiều biến chứng khó lường, sốt phát ban là mối bận tâm hàng đầu của các phụ huynh có con nhỏ. Khi phát hiện bé có những dấu hiệu như nổi ban trên da, sốt cao không hạ, hay thậm chí là sốt co giật , lừ đừ, khó thở, thở mệt,… phụ huynh hãy đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và can thiệp kịp thời nhé!
Nguyên Lê tổng hợp