Bệnh quai bị ở trẻ em kiêng gì để mau hồi phục nhất mẹ có biết?

Rate this post

Bệnh quai bị ở trẻ em kiêng gì để mau hồi phục là câu hỏi được nhiều người quan tâm, nhất là khi mùa lạnh đang tràn về. Vì biến chứng nghiêm trọng khả năng lây lan của bệnh, trẻ mắc quai bị cần được chăm sóc và hạn chế một số hình thức tiếp xúc nhất định để đảm bảo sức khỏe an toàn.

Bạn đang đọc: Bệnh quai bị ở trẻ em kiêng gì để mau hồi phục nhất mẹ có biết?

1. Các loại thực phẩm cần kiêng cữ ở trẻ bệnh quai bị

Bệnh quai bị ở trẻ em kiêng gì để mau hồi phục nhất mẹ có biết?

Thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ bị ốm – Ảnh Internet

Bệnh quai bị ở trẻ em do nhiễm virus paramyxovirus gây viêm tuyến nước bọt, đặc biệt là tuyến mang tai, bệnh có thể bùng phát thành dịch hoặc chỉ xuất hiện riêng lẻ ở vài cá nhân. Bệnh thường lành tính, nhưng khả năng lây nhiễm cực kì cao. Thời gian lây nhiễm và ủ bệnh cho đến khi sưng tuyến mang tai lộ rõ ở khoảng 15 ngày.

Ở độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh quai bị, tuy nhiên, ở trẻ em thì tần suất cao hơn, đặc biệt là ở lứa tuổi từ 5 – 19 tuổi, khả năng mắc bệnh của nam thường cao hơn nữ, và thường bùng phát ở các môi trường tập thể như nhà trẻ, trường học. Do đó, bệnh quai bị ở trẻ em kiêng gì là câu hỏi luôn khiến các bậc phụ huynh đau đầu tìm lời giải đáp để bảo vệ sức khỏe con yêu hiệu quả.

Đầu tiên phải kể đến các loại thực phẩm khó tiêu, chua cay,… vì lúc này cơ thể trẻ rất nhạy cảm, cơ hàm sưng to, nếu ăn các thực phẩm có tính kích thích như tiêu, ớt,… thì sẽ làm quai bị càng sưng to lên với nhiều biến chứng nhanh hơn. Các thực phẩm khó tiêu như nếp, thức ăn cứng cần vận động cơ nhai và vòm họng nhiều cũng nên loại bỏ ra khỏi thực đơn của trẻ bị quai bị.

Bệnh quai bị ở trẻ em kiêng gì để mau hồi phục nhất mẹ có biết?

Rau xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho bé – Ảnh Internet

Bệnh quai bị ở trẻ em kiêng gì? Tiếp theo, không thể bỏ qua thức ăn rắn, cứng, khó tiêu. Trẻ em bị quai bị sưng quai hàm nên khả năng nhai nuốt khó khăn, đồng thời, cơ thể bị sốt cao nên người bệnh khó có thể hấp thụ thức ăn rắn, nên chuẩn bị cho bệnh nhân những loại thức ăn được nấu nhừ, xay nhuyễn như bột dinh dưỡng, cháo, canh,…nhằm bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể tăng thêm sức đề kháng.

Chế độ ăn cần đầy đủ rau xanh và hoa quả tươi, tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất để có thêm sức khỏe và nhanh chóng khỏi bệnh quai bị ở trẻ em. Nếu trẻ ghét rau có thể cho trẻ uống nước ép hoa quả, nhưng tốt nhất nên tự ép nước cho trẻ, đừng dùng đến thực phẩm đóng hộp.Theo kinh nghiệm dân gian, cần tránh cho trẻ bị quai bị ăn những loại dưa chua, sấu, và các loại cá mè, cá chép, ông bà xưa cho rằng, ăn những loại thức ăn này sẽ khiến bệnh ngày càng nặng hơn và có biến chứng.

2. Bệnh quai bị ở trẻ em kiêng gì khi tiếp xúc môi trường bên ngoài?

Tìm hiểu thêm: Dạy trẻ 4 tuổi những gì để con phát triển toàn diện?

Bệnh quai bị ở trẻ em kiêng gì để mau hồi phục nhất mẹ có biết?

  • Bệnh quai bị ở trẻ em kiêng nước lạnh và ra ngoài trời gió

Khi bị quai bị, cơ thể trẻ rất yếu ớt, cần tránh cho trẻ tắm nước lạnh và nhớ mặc ấm cho trẻ khi trời lạnh. Quai bị ở trẻ em kiêng ra gió bởi vì đây là bệnh đường hô hấp , giữ ấm đường hô hấp sẽ khiến bệnh nhanh khỏi hơn.

  • Lưu ý khi cho bé tham gia các hoạt động thể lực

Khi phát hiện ra bệnh quai bị ở trẻ em, cần hạn chế đưa trẻ đến những nơi công cộng, đông người để tránh lây nhiễm cho những người khác, thời gian cách ly khoảng 2 tuần kể từ khi phát hiện ra bệnh quai bị ở trẻ em. Cần phải đeo khẩu trang cho trẻ khi trẻ tiếp xúc với người khác để tránh tình trạng bệnh lây lan nhanh hơn.

  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc điều trị bệnh quai bị ở trẻ em

Khi chăm sóc trẻ mắc bệnh quai bị, phụ huynh không tự ý mua các loại thuốc bôi đắp, sử dụng các loại thuốc dân gian để điều trị vùng bị sưng nhằm tránh tình trạng bội nhiễm, bệnh nặng và gây những biến chứng nguy hiểm hơn cho trẻ.

3. Cách chăm sóc bệnh quai bị ở trẻ em hiệu quả

Bệnh quai bị ở trẻ em kiêng gì để mau hồi phục nhất mẹ có biết?

>>>>>Xem thêm: Top 6 đồ chơi cho bé gái 3 tuổi an toàn và rất hữu ích

Vệ sinh thân thể cho bé thật sạch sẽ, chăm sóc răng miệng và để bé súc miệng bằng nước súc miệng sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý nhằm giữ cho họng bé luôn luôn được sạch sẽ. Để yên tâm nhất về tình trạng đề kháng của con em, cha mẹ cần tìm hiểu các loại vắc-xin cần tiêm phòng cho con để ngăn ngừa quai bị, tránh nhiễm bệnh này.

Hy vọng rằng qua bài viết này, câu hỏi ” bệnh quai bị ở trẻ em cần kiêng gì để trẻ mau khỏi bệnh” đã phần nào được giải đáp. Điều này sẽ giúp các bậc cha mẹ yên tâm về việc chăm sóc con em mình những khi thời tiết giao mùa và phòng tránh bệnh tật thật tốt, để trẻ luôn khỏe mạnh và thông minh.

Nguyên Lê tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *