Bệnh quai bị ở trẻ em có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như nguy cơ vô sinh, viêm não, hoặc thậm chí viêm màng não. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sức khỏe trẻ nhỏ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bạn đang đọc: Bệnh quai bị ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa hiệu quả
Trên thực tế, quai bị có thể gây ra những biến chứng khác như: tổn thương thị giác, viêm phế quản, tổn thương thần kinh, viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, xuất huyết ở trẻ nhỏ.
Contents
1. Nguyên nhân nào gây ra bệnh quai bị ở trẻ em?
Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, virus quai bị lây trực tiếp qua đường hô hấp, có thể gây thành dịch ở trẻ em, thanh thiếu niên, còn được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ, hay viêm tuyến mang tai.
Dịch quai bị thường hoành hành vào mùa đông, khi thời tiết lạnh. Bệnh rất dễ lây thành dịch vì có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là ở những nơi công cộng như công viên, lớp học, nhà trẻ,… khi tiếp xúc với nước bọt người mắc bệnh, khi bệnh nhân nói, hắt hơi, nước bọt bắn sang khiến bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp. Bệnh quai bị ở trẻ em thường thấy ở trẻ từ 5 đến 8 tuổi, ít thấy bệnh ở trẻ dưới 2 tuổi, tuy nhiên, cần phải phòng ngừa bệnh triệt để khi ở trong vùng dịch. Bệnh quai bị thường xuất hiện nhiều ở các trẻ em chưa tiêm phòng quai bị và cả ở người trưởng thành, tuy nhiên tỉ lệ mắc bệnh ở người trưởng thành khá hiếm.
2. Dấu hiệu nào giúp cha mẹ nhận biết bệnh quai bị ở trẻ em?
Tìm hiểu thêm: Top 8 gia vị rắc cơm thơm ngon giàu dinh dưỡng dành cho bé
Phụ huynh cần lưu ý những dấu hiệu, triệu chứng của con để đưa bé đến bác sĩ nhi khoa kịp thời, đề phòng di chứng bệnh quai bị ở trẻ về sau.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bệnh quai bị bao gồm các cơn sốt, khó chịu, đau họng,… Khi thấy trẻ sốt, khó chịu, đau họng, kém ăn, hãy kiểm tra mang tai trẻ, khi thấy sưng to dần hãy nghĩ ngay đến quai bị. Khi trẻ bị bệnh quai bị, tuyến mang tai sưng to khoảng 3 ngày rồi giảm dần đi, có thể sưng 1 hay cả 2 bên vùng mang tai. Trẻ có cảm giác khó nuốt, nói cũng khó khăn hơn. Phần bị sưng gây đau nhưng không nóng, không tấy đỏ lên, khác với các trường hợp viêm nhiễm khác.
Tuy nhiên, mầm bệnh có thể lây cho người lành 1 tuần trước khi sưng tuyến mang tai hoặc các triệu chứng khó chịu khác. Thông thường, quai bị có thời gian ủ bệnh là 17-28 ngày.
3. Bệnh quai bị ở trẻ em được điều trị và phòng ngừa ra sao?
Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu nghi là bệnh quai bị, cần đưa trẻ đi khám để chẩn đoán chính xác. Lúc này, bác sĩ sẽ cho thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của bé. Tránh cho trẻ đùa giỡn, chạy nhảy vì dễ gây viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới. Trẻ bệnh quai bị có thể được điều trị tại nhà. Khi xuất hiện triệu chứng sốt cao, ói mửa, nhức, sưng nhức, bất thường bộ phận sinh dục ở trẻ thì cần đưa bé đến bệnh viện để có những chẩn đoán và biện pháp điều trị kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Bác sĩ tâm lý trẻ em và những điều có thể ba mẹ chưa biết
Ở nhà, phụ huynh cho bé uống nước và súc miệng bằng nước súc miệng hoặc nước muối loãng, cho trẻ ăn những thức ăn loãng và nếu trẻ có triệu chứng nuốt khó thì nên cho trẻ ăn bằng ống hút. Bệnh quai bị ở trẻ em kiêng gì cũng là một trong những vấn đề phụ huynh cần lưu tâm khi bé được chẩn đoán loại bệnh nguy hiểm này. Trẻ mắc quai bị cần tuyệt đối tránh đồ chua, cay, đắng hoặc mặn vì chúng sẽ khiến tuyến nước bọt hoạt động mạnh khiến quai bị sưng to hơn và trẻ hay bị các biến chứng khó lường trước được.
Khi trẻ bệnh quai bị, cần cách ly trẻ tại nhà, hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh, mang khẩu trang ngừa tiếp xúc mầm bệnh qua hệ hô hấp. Khi phát hiện trẻ mắc bệnh quai bị thì cần cho bé được nghỉ học để điều trị và đồng thời cũng tránh lây lan cho học sinh khác. Phụ huynh cũng cần tham khảo nhiều công thức món ăn và bài thuốc dân gian giúp điều trị bệnh quai bị hiệu quả cho trẻ nhỏ nhé!
Để phòng ngừa hiệu quả bệnh quai bị ở trẻ em , cần vệ sinh môi trường sống, cải tạo môi trường nhà ở, mở cửa cho thông thoáng và tận dụng ánh nắng mặt trời để diệt vi khuẩn. Trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên có thể tiêm vắc xin phòng quai bị, nếu chưa tiêm phòng mà trẻ em có tiếp xúc với người bệnh thì cần phải tiêm ngay trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc để không bị lây nhiễm.
Nhân Lê tổng hợp