Dậy thì sớm ở trẻ – vấn đề không mới nhưng chẳng bao giờ cũ trong thời đại hiện nay

Rate this post

Dậy thì sớm ở trẻ là hiện tượng phát triển quá độ về sinh lý từ giai đoạn nhi đồng sang giai đoạn vị thành niên ngay ở độ tuổi rất nhỏ gây lo lắng cho các bậc phụ huynh. Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, các bé gái đang có nguy cơ dậy thì sớm rất cao và ngày càng nhiều hơn cả bé trai, đến nỗi mà nhãn hàng Kotex hiện nay còn cho ra sản phẩm đệm lót vệ sinh dành cho trẻ 8 tuổi!

Bạn đang đọc: Dậy thì sớm ở trẻ – vấn đề không mới nhưng chẳng bao giờ cũ trong thời đại hiện nay

1. Dậy thì sớm ở trẻ là gì?

Dậy thì sớm ở trẻ – vấn đề không mới nhưng chẳng bao giờ cũ trong thời đại hiện nay

Quá trình dậy thì được coi là sớm nếu khởi phát dưới 8 tuổi ở bé gái và dưới 9 tuổi ở bé trai. Tuy nhiên, độ tuổi chính xác để chẩn đoán tình trạng dậy thì sớm ở trẻ còn đang gây rất nhiều tranh cãi, vì có một số nhà nghiên cứu trẻ em cho rằng, thực tế cần hạ độ tuổi được nêu ở trên xuống thấp hơn nữa! Và chính điều này dẫn đến những thử thách khó khăn trong việc xác định thời điểm can thiệp và điều trị cho từng trẻ. Bên cạnh đó, cũng cần phân biệt giữa hiện tượng dậy thì thực thụ với một dạng rối loạn lành tính – có tên là chứng vú phát triển sớm – mà trong đó ngực phát triển đơn thần không xuất hiện kèm theo các dấu hiệu khác của dậy thì.

Hiểu đơn giản, dậy thì sớm ở trẻ là sự trưởng thành trước thời hạn, và có một số bệnh lý có thể là lý do tiềm ẩn dẫn đến sự biến đổi quá sớm này ở trẻ nhỏ. Tỷ lệ dậy thì sớm ở bé gái cao gấp 10 lần so với các bé trai. Tùy từng trường hợp và nguyên nhân khác nhau, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc hoặc phương pháp điều trị phù hợp.

2. Vì sao trẻ dậy thì sớm?

Dậy thì sớm ở trẻ – vấn đề không mới nhưng chẳng bao giờ cũ trong thời đại hiện nay

Theo Tiến sĩ – Bác sĩ Hoàng Thị Diễm Thúy, Trưởng khoa Thận – Nội tiết của Bệnh viện Nhi đồng 2 thì có hai nguyên nhân gây nên hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ. Một là nguyên nhân thực thể, nghĩa là trẻ đang mắc một bệnh lý hoặc tổn thương nào đó liên quan đến việc tăng hormon sinh dục dẫn đến dậy thì sớm. Trong đó, có thể kể đến một số nguyên nhân do u não, tổn thương não, động kinh, teo não, u nang buồng trứng,..Với các trường hợp này, trẻ dễ có nguy cơ tử vong, do đó, cần được phẫu thuật ngay lập tức điều trị kịp thời. Hai là nguyên nhân vô căn, nghĩa là không có nguyên nhân rõ ràng chính xác. Dậy thì sớm ở trẻ theo nguyên nhân thứ hai này phổ biến hơn, chủ yếu là do thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng của xã hội hiện đại tác động dẫn đến rối loạn nội tiết.

Trong suốt giai đoạn dậy thì, xương của trẻ liên tục phát triển. Ở những trẻ dậy thì sớm, giai đoạn trẻ phát triển chiều cao nhanh cũng bắt đầu sớm và thường kết thúc sớm hơn trẻ bình thường với dấu hiệu đầu tiên là lớn vọt hơn hẳn so với bạn bè cùng lứa, sau đó vài năm thì ngừng phát triển và không thể đạt chiều cao tối đa của một người trưởng thành. Nếu được quan tâm và can thiệp kịp thời, trẻ có thể trở lại với tốc độ phát triển thích hợp như thường, do đó, bố mẹ đừng nên chủ quan mà hãy để ý từng dấu hiệu của con mình nhé!

3. Dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ bố mẹ cần lưu ý

Tìm hiểu thêm: Mua xe ô tô Lamborghini cho bé nhất định phải biết những mẫu này

Dậy thì sớm ở trẻ – vấn đề không mới nhưng chẳng bao giờ cũ trong thời đại hiện nay

Dấu hiệu thường thấy ở bé gái dậy thì sớm:

  • Ngực phát triển to, nhú lên các cục nhỏ dưới núm vú ở cả một hoặc hai bên ngực.
  • Bắt đầu có kinh nguyệt, lông mu xuất hiện – ở một số bé gái thì mọc lông mu lại là dấu hiệu đầu tiên dậy thì sớm, sau đó mọc lông nách.
  • Trẻ bắt đầu cao nhanh hơn.
  • Toàn bộ cơ thể tiếp tục phát triển như một bé gái dậy thì ở độ tuổi trên 13.
  • Các dấu hiệu trên xuất hiện ở bé gái dưới 8 tuổi.

Dấu hiệu thường thấy ở bé trai dậy thì sớm:

  • Vỡ giọng, có thể mọc râu.
  • Bộ phận sinh dục phát triển, tinh hoàn phát triển, lông mu, lông nách,…xuất hiện.
  • Các dấu hiệu trên xuất hiện ở bé trai dưới 9 tuổi.

4. Dậy thì sớm ở trẻ – khám và điều trị ở đâu?

Dậy thì sớm ở trẻ – vấn đề không mới nhưng chẳng bao giờ cũ trong thời đại hiện nay

>>>>>Xem thêm: Sách cho trẻ 3 tuổi và 4 lưu ý quan trọng bố mẹ nào cũng nên biết

Theo thống kê, mỗi tháng ở Bệnh viện Nhi đồng 1 và chuyên khoa Thận – Nội tiết Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM, đều tiếp nhận khoảng hơn 100 trường hợp trẻ được cha mẹ đưa đến khám vì hiện tượng dậy thì sớm, tỷ lệ này tăng gấp 10 so với thực trạng trước đây. Khoa Nội tiết Chuyển hóa và di truyền thuộc Bệnh viện Nhi Trung Ương ghi nhận hiện tại đang chỉ định theo dõi tiêm ức chế dậy thì cho hơn 500 trẻ dậy thì sớm tính từ đầu năm đến nay.

Việc điều trị dậy thì sớm ở trẻ cần được tiến hành sớm và dài hạn, và tùy thời điểm mà cải thiện chiều cao của trẻ khi trưởng thành. Bé gái dậy thì sớm trước 6 tuổi khi được điều trị sẽ cải thiện được khoảng 9 – 10 cm chiều cao sau này, do đó, các bác sĩ Nhi khoa đều khuyến cáo cha mẹ cần lưu ý đặc biệt phát hiện sớm để can thiệp bé kịp thời.

Từ 6 đến 8 tuổi thì trẻ không bắt buộc theo quá trình điều trị, bên cạnh đó, bác sĩ có thể tư vấn cho gia dình để xem xét phương thức can thiệp phù hợp hơn vì ở giai đoạn này, trẻ chỉ có thể cải thiện được tình trạng hiện tại một cách ngắn hạn như giúp kìm hãm các sinh dục phụ không phát triển thêm nữa và làm thời gian có kinh, sự phát triển tuyến vú, lông mu chậm lại, chứ về vấn đề chiều cao thì khó cải thiện được nhiều, hay thậm chí là không có hiệu quả nào về mặt này. 

Dậy thì sớm ở trẻ là tình trạng gây đau đầu cho cả người lớn và trẻ nhỏ, do đó, cha mẹ hãy luôn ở bên cạnh con động viên tinh thần và trấn an để con không sợ hãi, xấu hổ vì cho rằng mình “như người ngoài hành tinh”, “mình khác lạ”, “mình kì cục”,…Bên cạnh đó, đừng quên quan tâm và lưu ý từng thay đổi nhỏ về phát triển cơ thể lẫn tâm lý của con mình nhé!

Trúc Nguyễn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *