Đánh giá sách Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn của Nhật – Cuốn sách đáng đọc nhất dành cho mẹ có con từ 0 – 3 tuổi

Rate this post

“Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn” là một trong những tác phẩm về nuôi dạy trẻ của tác giả Ibuka Masaru được cha mẹ Nhật ái mộ nhất. Cuốn sách được xuất bản 1971 và trải qua gần 50, “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn” vẫn được rất nhiều phụ huynh đón nhận và áp dụng trong cách giáo dục con trẻ.

Bạn đang đọc: Đánh giá sách Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn của Nhật – Cuốn sách đáng đọc nhất dành cho mẹ có con từ 0 – 3 tuổi

Đánh giá sách Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn của Nhật – Cuốn sách đáng đọc nhất dành cho mẹ có con từ 0 – 3 tuổi

Trong một trích đoạn “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn”, tác giả Ibuka Masaru chia sẻ: ” Quan tâm đến một vấn đề quan trọng như giáo dục sớm là đương nhiên, nhưng tôi đã cảm thấy không thể đứng yên được khi cái điều tưởng chừng như lẽ dĩ nhiên đó lại vô tình bị các bậc cha mẹ bỏ qua “.

Đúng vậy. Giáo dục sớm là điều tưởng là lẽ dĩ nhiên nhưng các bậc cha mẹ lại thường bỏ qua và cho rằng Không cần thiết. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giáo dục sớm là thời điểm vàng để giúp trẻ phát huy hết những khả năng tiềm ẩn của mình. Đây cũng là thời kỳ lý tưởng nhất để nuôi dưỡng trẻ cả về tâm hồn và trí tuệ mà nền tảng chính là tình yêu thương và sự kiên nhẫn của cha mẹ.

Tuy nhiên, hiểu “Giáo dục sớm” thế nào mới đúng và cần có những hành động gì trong quá trình giáo dục để phù hợp với lứa tuổi trẻ thơ giúp trẻ phát huy được hết khả năng, trí tuệ của mình thì không phải cha mẹ nào cũng biết. Đó là lí do, bạn đọc đừng bỏ qua cuốn sách tuyệt vời mà tác giả Ibuka Masaru đã dành thời gian, tâm huyết để giới thiệu đến độc giả.

Đặt mua sách [Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn] tại Tiki để nhận nhiều ưu đãi

Giới thiệu chung về cuốn sách: “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn”

Tìm hiểu thêm: Tự kỷ có phải là bệnh không, vì sao việc chẩn đoán lại có nhầm lẫn?

Đánh giá sách Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn của Nhật – Cuốn sách đáng đọc nhất dành cho mẹ có con từ 0 – 3 tuổi

Cuốn sách đã chỉ ra rằng: ” Cách giáo dục cho đến năm 3 tuổi cực kỳ quan trọng. Chính vì lúc sinh ra não em bé như tờ giấy trắng cho nên chờ đến 3 tuổi mới bắt đầu dạy bé thì đã quá muộn. Thậm chí đúng ra là bắt đầu dạy dỗ sớm chừng nào hay chừng ấy ”. Điều này có nghĩa, khả năng trí tuệ của trẻ được quyết định trong giai đoạn từ 0 – 3 tuổi và cha mẹ cần phải nắm bắt ngay cơ hội vàng này để giáo dục trẻ.

Cuốn sách gồm 3 chương:

Chương 1 : Tác giả đề cập đến vai trò quan trọng của việc giáo dục trẻ từ 0 – 3 tuổi và nhấn mạnh, việc giáo dục sớm không phải nhằm tạo ra thiên tài mà “mục đích duy nhất đó là: ” Để nuôi dạy một đứa trẻ trở nên ngoan ngoãn, vui vẻ, có trí tuệ thông minh và khỏe mạnh “. Ngoài ra tác giả còn lý giải các hiện tượng “nhận thức nguyên mảng”, “khả năng tiếp thu bất cứ cái gì mà chúng hứng thú”, thậm chí chúng có thể hiểu được nhạc Bach – điều mà không phải người lớn nào cũng hiểu được…

Chương 2: Trong chương này, tác giả đề cập đến việc tạo ra môi trường để trẻ phát huy hết khả năng của mình. Nếu ở chương trước, tác giả chỉ ra rằng việc giáo dục sớm quan trọng thế nào và giải mã các hiện tượng trí tuệ ở trẻ từ 0 – 3 tuổi, thì ở chương 2, tác giả sẽ giúp bạn đọc tìm ra hướng đi, cách giúp trẻ phát huy được trí tuệ của mình tốt nhất.

Điều đáng nói, những “môi trường mà ông Ibuka Masaru đề cập tới không phải là điều gì đó xa vời thực tế mà là những điều rất gần gũi trong đời sống hàng ngày, bất kỳ người mẹ, người cha nào cũng có thể thực hiện được cho con. Điều này ví như câu chuyện của Honda Soichiro được nhắc trong cuốn sách:

Câu chuyện về Honda Soichiro, người sáng lập tập đoàn xe hơi, xe máy nổi tiếng Honda. Khi được hỏi: “Tại sao ông lại thích xe mô tô đến vậy?”, Honda Soichiro đã trả lời như sau: “Ngày xưa, khi chưa có động cơ điện, người Nhật phải xát gạo bằng động cơ chạy dầu. Hồi bé, nhà tôi ngay gần một xưởng xát gạo. Không hiểu sao tôi thực sự thích cái máy xát gạo ấy, đến độ bắt ông nội cõng đi xem cho bằng được. Nếu không được dẫn đi xem, tôi khóc ầm ĩ hết cả xóm nên ông nội không còn cách nào khác đành cõng tôi đi. Ngày nào cũng như ngày nào. Cái âm thanh phành phạch của máy xát gạo giống như những bài hát ru tôi thuở ấu thơ, cái mùi dầu tỏa ra từ ống xả máy gạo đã trở thành một thứ mùi gần gũi thân thuộc với tôi từ lúc nhỏ. Có lẽ tôi trở nên thích xe mô tô một phần cũng là nhờ vậy chăng ?”

Chương 3 : Chương cuối cùng trong cuốn sách nói về tầm quan trọng của người mẹ đối với việc giáo dục ấu thơ của con. Tác giả nhấn mạnh “Người mẹ quan trọng hơn người cha trong việc nuôi dạy con nên người” và nếu “người mẹ không có mục tiêu rõ ràng không thể thành công trong việc nuôi dạy con”.

Thiên tài có thể được nuôi dạy dưới bàn tay của người cha. Nhưng một con người có thể lớn lên cân bằng tốt được hai mặt thể chất và tinh thần, thì chỉ có thể dưới bàn tay nuôi dạy của người mẹ mà thôi. Chính vì thế mà tôi muốn nhấn mạnh rằng việc nuôi dạy trẻ tuổi ấu thơ có tính thực tiễn chỉ có duy nhất người mẹ mới làm được .”

Đánh giá sách Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn của Nhật – Cuốn sách đáng đọc nhất dành cho mẹ có con từ 0 – 3 tuổi

>>>>>Xem thêm: 5 thói quen sai lầm khi nuôi dạy trẻ các bậc cha mẹ nên tránh kẻo hại con

Xem thêm các loại sách nuôi con kiểu Nhật tại Tiki

Có thể nói “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn” của tác giả Ibuka Masaru là một gợi ý giá trị đối với các bậc cha mẹ đang tham khảo và quan tâm tới phương pháp giáo dục kiểu Nhật. Trong xã hội ngày nay có vô số thông tin về nuôi dạy con, và không ít bà mẹ bị lạc vào biển thông tin đó, mất đi sự tự tin trong nuôi dạy con.

Khi cầm cuốn sách này trên tay, các bậc cha mẹ sẽ nhận ra thông điệp mà tác giả Ibuka Masaru gửi gắm đến những người mẹ: “Hãy tự tin lên hướng về phía con mình”, điều đó sẽ mở cửa cho những khả năng vô hạn mà trẻ 0 tuổi có.

Xem thêm các loại sách dành cho mẹ và bé tại Tiki

Kim Chi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *