Chỉ ra 3 tư thế nguy hiểm khiến trẻ sơ sinh dễ đột tử khi ngủ

Rate this post

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh có thể bắt nguồn từ việc cha mẹ cho con ngủ sai cách và chủ quan khi cho con ngủ. Vậy đó là những tư thế ngủ sai nào?

Bạn đang đọc: Chỉ ra 3 tư thế nguy hiểm khiến trẻ sơ sinh dễ đột tử khi ngủ

1. Rung hoặc đưa võng khi cho con ngủ

Chỉ ra 3 tư thế nguy hiểm khiến trẻ sơ sinh dễ đột tử khi ngủ

Đây là thói quen của rất nhiều cha mẹ Việt. Hầu hết cha mẹ đều cho rằng khi rung nhẹ hoặc đung đưa võng cho trẻ ngủ trẻ sẽ đi vào trạng thái dễ chịu và chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều này vô cùng nguy hiểm và có thể gây tổn thương não trẻ.

Não trẻ sơ sinh rất mềm và nếu đung đưa thường xuyên với tốc độ mạnh có thể khiến cho não bị chảy máu và gây tử vong. Không khó để chúng ta bắt gặp hình ảnh cham me rung trẻ hoặc đưa võng rất mạnh và gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ. Hãy tập cho trẻ nằm trên giường ngủ mà không cần đung đưa, điều này sẽ tốt hơn cho trẻ lâu dài.

2. Cho trẻ sơ sinh nằm sấp

Tìm hiểu thêm: Cách dạy trẻ 3 tuổi thông minh sao cho hiệu quả nhất

Chỉ ra 3 tư thế nguy hiểm khiến trẻ sơ sinh dễ đột tử khi ngủ

Trẻ sơ sinh hẳn rất thích nằm sấp vì nó phù hợp với tư thế nằm trong bụng mẹ. Khi nằm sấp trẻ cảm thấy an toàn và dễ chịu hơn nằm ngửa. Tuy nhiên, mẹ không thể để trẻ sơ sinh tự nằm sấp mà không kiểm soát. Một số mẹ chủ quan để trẻ nằm sấp một mình trong phòng hoặc nằm sấp quá lâu và dẫn đến hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Mẹ lưu ý, khi cho trẻ nằm sấp chỉ nên nằm trên bụng mẹ khi bú hoặc khi ngủ nhưng cần được giám sát kỹ. Khi nằm sấp đảm bảo mặt trẻ nằm nghiêng để thở và theo dõi hành động của trẻ, tránh việc trẻ nằm sấp mặt và gây ngạt thở.

3. Phòng ngủ quá nóng hoặc trẻ được ủ quá ấm khi đi ngủ

Chỉ ra 3 tư thế nguy hiểm khiến trẻ sơ sinh dễ đột tử khi ngủ

>>>>>Xem thêm: Ngày khai trường 5/9 và 4 điều các bậc phụ huynh nên biết

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, môi trường quá nóng chính là nguyên nhân khiến trẻ bị đột tử. Trong khi đó, hầu hết cha mẹ đều lo lắng trẻ bị lạnh và để nhiệt độ phòng quá nóng hoặc ủ ấm trẻ quá nhiều quần áo khiến trẻ có nguy cơ tăng đột tử.

Cha mẹ lưu ý, nên kiểm tra thân nhiệt con trước khi cho con ngủ. Nếu vùng cổ lưng, nách đổ nhiều mồ hôi nên để nhiệt độ phòng thấp hơn chút để trẻ cảm thấy mát mẻ. Không có nhiệt độ phòng lý tưởng, chỉ có nhiệt độ phòng phù hợp với thân nhiệt của trẻ hiện tại.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *