Có nhiều ý kiến cho rằng không nên cho bé ngậm núm ti giả hay miếng cắn nướu quá nhiều sẽ khiến bé khó bú mẹ, dễ bị bệnh viêm tai giữa, ảnh hưởng đến sự phát triển răng của bé. Tuy nhiên, nếu mẹ cho bé sử dụng đúng thời điểm và đúng cách sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho con, giúp bé phát triển hoàn toàn bình thường.
Bạn đang đọc: Cho con ngậm ti giả – miếng cắn nướu: Lợi & hại ra sao mẹ có biết ?
Hiệp hội sức khỏe bà mẹ & trẻ em Hoa Kỳ khuyên: “chỉ nên cho bé dùng núm vú giả khi trẻ được trên 1 tháng tuổi, tức là sau khi việc bú mẹ đã trở nên ổn định. Không nên cho trẻ ngậm núm vú giả ngay sau khi chào đời, hãy chờ đợi khi bạn đã thiết lập một chế độ bú đều đặn”. Các mẹ hãy cùng Blogtretho.edu.vn phân tích vấn đề này để có giải pháp hợp lý cho con mình nhé!
Contents
I. Ưu – nhược điểm của việc ngậm núm ti giả, miếng cắn nướu
1. Ngậm núm ti giả
Ưu điểm:
- Các loại núm ti giả thường được làm bằng cao su mềm rất giống ti mẹ, nên việc ngậm núm vú giả có thể thay thế cho ti thật của mẹ, nhất là ở những trẻ có thói quen vừa ngậm ti mẹ vừa ngủ.
- Núm ti giả có thể giúp bé dễ đi vào giấc ngủ. Ti giả giúp bé dễ đi vào giấc ngủ, ngủ ngon và sâu hơn vì bé luôn có cảm giác an toàn và vỗ về.
- Khi bé đói mà chưa được ăn hay bú mẹ, thì ti giả sẽ có tác dụng “hoãn binh” rất hữu hiệu, giúp bé hết khóc ngay lập tức.
- Khi bé mọc răng, ngậm ti giả sẽ khiến bé giảm bớt cảm giác khó chịu, bứt rứt.
- Vào giai đoạn cai sữa, trẻ hay quấy khóc và thiếu đi cảm giác an toàn do không được gần mẹ, vì vậy núm vú giả sẽ giúp con cảm thấy an toàn hơn.
- Các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra rằng, ngậm núm vú giả trong khi ngủ giúp bé tránh được chứng đột tử. Vì khi ngậm núm vú, trẻ sẽ không bị úp mặt xuống gây khó thở và cũng tránh trường hợp trẻ nuốt phải dị vật khi ngủ.
- Trẻ ngậm núm vú giả sẽ có phản xạ nuốt và ngậm nhanh hơn, lưỡi của trẻ linh hoạt hơn và thuận tiện cho việc ăn uống so với những trẻ em khác.
- Giúp giảm triệu chứng SIDS: Các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra rằng, ngậm núm vú giả trong khi ngủ giúp bé tránh được chứng đột tử.
- Bỏ đi dễ dàng khi muốn “cai” ngậm vú giả, mẹ có thể vứt đi dễ dàng trong khi việc bỏ thói quen mút tay khó khăn hơn nhiều.
Nhược điểm:
- Bên cạnh những ích lợi trên, việc ngậm núm vú giả cũng có những mặt tiêu cực đối với bé. Cho trẻ dùng núm vú giả sớm có thể gây ảnh hưởng đến quá trình bú mẹ
- Ngậm ti giả có thể làm bé bị viêm họng, tiêu chảy nếu giữ vệ sinh núm ti giả không tốt.
- Nếu dùng núm vú giả với mục đích dễ ngủ, trẻ sẽ rất dễ bị giật mình, khóc thét khi núm vú giả rời khỏi miệng
- Dùng núm vú giả tăng nguy cơ viêm tai giữa. Và tình trạng viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh ít hơn trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
- Chỉ nên dùng núm vú giả trong năm đầu bởi nếu tiếp tục dùng trong những năm sau thì răng cửa của bé sẽ có nguy cơ bị mọc xiên thậm chí còn ảnh hưởng đến cấu tạo hàm trên và hàm dưới.
- Nếu cho bé ngậm ti giả lâu quá sẽ làm bé ít nói – cười, chậm giao tiếp và ít biểu hiện cảm xúc. Vì thế không nên lạm dụng cho trẻ ngậm nhiều quá.
- Núm ti giả có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa của trẻ. Trẻ mút núm vú giả thường xuyên cũng làm dạ dày và nhu động ruột co bóp theo khiến trẻ có thể bị co thắt ruột và đau bụng.
- Vấn đề vệ sinh cũng nên lưu ý vì khi ngậm ti sẽ đưa vô số vi trùng xâm nhập vào cơ thể. Cần vệ sinh kỹ núm ti trước khi cho bé ngậm vào miệng.
2. Gặm miếng cắn nướu lạnh
Ưu điểm:
- Giúp kịp thời xoa dịu cảm giác đau, ngứa nướu khi trẻ mới mọc răng. Phần lớn miếng cắn răng được làm từ nhựa dẻo TPR, đảm bảo an toàn vệ sinh và tuyệt đối không chứa BPA
- Thiết kế khoa học: với những điểm tròn sần, đường rãnh thẳng, lượn sóng hoặc vòng cung, tạo độ mấp mô khác nhau để kích thích nướu và lợi của bé khi nhai hoặc cắn, gặm.
- Hạn chế thói quen ngậm vật lạ vào miệng: vì mỗi khi đau hay ngứa nướu, thay vì vơ bất cứ thứ gì cho vào miệng thì trẻ đã có miếng cắn răng để “xoa dịu cơn khó chịu” của mình.
Tìm hiểu thêm: Thay vì ép trẻ xin lỗi, mẹ hãy làm 3 điều sau để con hiểu chuyện, biết lắng nghe
- Kích thích giác quan của bé: các loại ngậm nướu đa phần có kiểu dáng đẹp – lạ, màu sắc sinh động, bắt mắt trông giống y như thật. Thế nên nó phần nào giúp cục cưng nũng nịu nguôi ngoai cảm giác khó chịu, cáu gắt khi mọc răng.
- Giúp trẻ luyện tập khả năng cầm nắm: mỗi miếng cắn răng đều có phần vòng cung để tiện cho trẻ dễ cầm, nắm và đưa vào miệng.
Nhược điểm:
- Nếu trẻ thường xuyên thường xuyên nhay, gặm miếng cắn răng sẽ làm cho xương hàm phát triển mạnh, trong khi kích thước răng là do di truyền từ cha hoặc mẹ.
- Hệ quả là bộ răng và hàm sẽ phát triển lệch lạc.
- Trẻ đang nhay, gặm miếng cắn răng, có thể làm rơi xuống sàn rồi lại nhặt lên dùng tiếp, như vậy sẽ không đảm bảo vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
- Có 2 loại cắn rắng: hoặc có nước bên trong hoặc không. Trong quá trình trẻ nhay, gặm có thể làm rách miếng cắn răng, đối với loại có nước bên trong thì hoàn toàn không tốt cho trẻ.
- Vì thế các mẹ cần phải chú ý khi cho trẻ dùng miếng cắn răng để nâng cao hiệu quả sử dụng và đảm bảo sức khỏe của trẻ.
II. Những lưu ý mẹ nên biết khi cho con ngậm ti – cắn nướu
1. Lưu ý cho con ngậm ti giả an toàn
- Chọn núm vú liền một khối, làm bằng silicon. Núm vú hai mảnh thường sẽ rất dễ khiến bé hóc, nghẹn nếu bị đứt, vỡ. Nên dự phòng 1-2 chiếc cho bé để thay lúc cần.
- Không ép bé ngậm núm vú. Nếu bé không thích núm vú giả khi bạn cho bé ngậm thử lần đầu, bạn có thể thử lại 1-2 lần hoặc bỏ luôn việc này.
- Khử trùng núm vú trước khi cho bé ngậm. Trước khi bé được 6 tháng tuổi, luôn nhớ luộc núm vú cho sạch sẽ rồi mới để bé ngậm.
- Bé từ 6 tháng tuổi trở đi, bố mẹ có thể rửa núm vú bằng xà phòng và nước sạch rồi cho bé dùng.
- Tuyệt đối không làm sạch núm vú giả bằng cách cho vào miệng mình, cách này chỉ làm lây vi khuẩn từ miệng bạn sang con mà thôi.
- Không cho bé dùng núm vú giả có bọc đường ngọt bên ngoài.
- Thay núm vú thường xuyên và chọn núm vú phù hợp với tuổi của bé. Nhớ kiểm tra núm vú thường xuyên để phát hiện hư hỏng.
- Đặc biệt, không bao giờ được xâu dây để đeo núm vú giả quanh cổ bé.
2. Lưu ý khi sử dụng miếng cắn răng cho bé
- Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ miếng cắn răng cho trẻ, ngay trước và sau khi cho bé dùng cần rửa sạch bằng nước nóng, không đun sôi, không sử dụng các biện pháp khử trùng.
- Có thể làm lạnh miếng cắn răng trong ngăn mát tủ lạnh trước khi cho bé dùng.
- Tuyệt đối không cho trẻ dùng chung hay dùng lại miếng cắn răng của trẻ khác để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ.
- Chỉ nên coi miếng cắn răng như đồ dùng hỗ trợ khi bé đau, ngứa nướu và quấy khóc trong thời kỳ mọc răng.
- Không nên để trẻ chơi, nhay, gặm miếng cắn răng thường xuyên.
- Nên thay miếng cắn răng khác cho trẻ sau khoảng 1-2 tháng sử dụng để đảm bảo chất lượng.
>>>>>Xem thêm: Những mẫu đồ chơi oto trẻ em cực ngầu bán chạy nhất
Với những yếu tố nêu trên, các mẹ cần tìm hiểu và cân nhắc khi cho con ngậm ti giả & miếng cắn nướu. Mẹ có thể cho bé dùng ti giả – miếng gặm với thời gian cho phép và mức độ có hạn. Tuyệt đối mẹ không nên lạm dụng và biến nó trở thành “cơn nghiện” của bé, điều đó sẽ không tốt cho sức khỏe và sự phát triển của bé sau này. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp mẹ hỗ trợ thêm những thông tin cần thiết cho việc chăm con khỏe, nuôi con ngoan.
Chúc các Mẹ bỉm sữa luôn vui khỏe với cục cưng bé bỏng của mình!
Anh Thy – Nguồn tổng hợp