6 bước tập ăn dặm cho bé chuẩn khoa học không phải mẹ nào cũng biết

Rate this post

Tập cho bé ăn dặm thay cho bú sữa mẹ không khó, chỉ cần các mẹ chúng ta nắm vững các bước và nguyên tắc khoa học dưới đây để thực hành dần dần thì mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Bạn đang đọc: 6 bước tập ăn dặm cho bé chuẩn khoa học không phải mẹ nào cũng biết

Bước 1:Xem xét biểu hiện bắt chước nhai, cắn đầu tiên của bé

6 bước tập ăn dặm cho bé chuẩn khoa học không phải mẹ nào cũng biết

Hãy để ý xem con mình đã có những biểu hiện tò mò và tập trung nhìn mỗi khi nhìn người khác – nhất là ba mẹ – ăn chưa, giống như là:” Ồ, đó là cái gì vậy mẹ? Con hoàn toàn bị nó cuốn hút rồi đó!”, khi đó, hãy quyết định xem lúc nào thích hợp để cho bé món ăn “thực sự” đầu đời của mình nhé! Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, trẻ sau 6 tháng mới nên tập ăn dặm, và bạn có thể bắt đầu với 1 – 2 muỗng gạo ngũ cốc, bột ăn dặm được pha thật nhuyễn, vì hệ tiêu hóa của các bé ở độ tuổi này vẫn chưa thể tiếp xúc với chất rắn được.

Các mẹ cần nhớ rằng, không phải bé nào cũng đều bắt đầu ăn được ở cùng một độ tuổi, và mỗi bé cũng có biểu hiện sẵn sàng tập ăn khác nhau. Làm thế nào để biết được bé nhà mình đã sẵn sàng ăn dặm hay chưa? Khi nào thì cho bé ăn “thực phẩm rắn” được? Cùng đến bước 2 nhé!

Bước 2:Xem xét những dấu hiệu sẵn sàng tập ăn của bé 

Tìm hiểu thêm: Súp gà cho bé – 3 cách nấu đơn giản nhưng đầy đủ dưỡng chất

6 bước tập ăn dặm cho bé chuẩn khoa học không phải mẹ nào cũng biết

Một số bé đã sẵn sàng ngay từ tháng thứ 4, đa số còn lại thì ở tháng thứ 6 trở đi. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, các mẹ có thể bắt đầu ở bất cứ cột mốc nào trong khoảng phạm vi này, nhưng tốt nhất vẫn là gần 6 tháng trở đi. Và hãy tự trả lời cho mình những câu hỏi sau:

  • Bé con đã biết tự ngồi dậy chưa?
  • Bé con có nhìn theo một cách chăm chú mỗi khi thấy ai đó – gần nhất là mẹ – ăn uống chưa?
  • Bé con có biểu hiện với tay khi thấy ai đó ăn không? Có vọc tay vào đĩa, chén đồ ăn của mẹ không?

Trên đây là những dấu hiệu của khả năng kiểm soát đầu, phát triển các cơ, và thể hiện hứng thú ban đầu với thức ăn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể thử kiểm tra theo gợi ý của Deb Lonzer, một chuyên gia Nhi khoa ở phòng khám Cleveland như sau Đổ một muỗng sữa và ít ngũ cốc hoặc bột ăn dặm trộn với sữa mẹ. Nếu bé nuốt nước bọt, nghĩa là bé đã có thể bắt đầu hành trình “làm quen với thực phẩm rắn”, còn nếu bé nhổ hoặc trớ ra thì mẹ nên dừng ngay và thử lại sau vài tuần nữa.

Bước 3:Hãy bắt đầu với hạt ngũ cốc

Những loại ngũ cốc đơn hạt là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu khi tập cho bé ăn dặm sơ khai, vì chúng giúp bé dễ tiêu hóa. Và nếu bạn trộn chúng với sữa mẹ hoặc sữa công thức, hương vị vẫn quen thuộc với bé. Ngũ cốc giúp bổ sung sắt – chất dinh dưỡng quan trọng mà hầu hết các bé giai đoạn bú sữa mẹ đều thiếu.

Sarah Krieger, người phát ngôn của Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ cho rằng, khi nói đến việc cho bé tiếp xúc “thức ăn rắn” nghĩa là đang tập cho bé quen với việc ăn, nhai, chứ không đề cập đến vấn đề dinh dưỡng, nhưng chất sắt là ngoại lệ. Sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn phải là nguồn thức ăn chính cho bé sơ sinh, nhưng kể từ 6 tháng trở đi, bé cần được bổ sung thêm chất sắt từ các nguồn khác. Ngoài ngũ cốc ra, các mẹ cũng có thể cho bé làm quen với thịt, đậu nguyên chất xay nhuyễn chứa nồng độ sắt cao, không nêm muối hoặc gia vị. Mẹ có thể cho bé thử ngay các món này hoặc để dần dần sau này nếu bé chưa sẵn sàng nhé!

Bước 4:Theo dõi thêm các dấu hiệu khác của bé yêu

6 bước tập ăn dặm cho bé chuẩn khoa học không phải mẹ nào cũng biết

>>>>>Xem thêm: Top 8 vở ghi đẹp tốt nhất được ưa chuộng hiện nay

Khi bé bắt đầu có những dấu hiệu khác nữa như quay đầu qua lại, với lấy muỗng, đẩy muỗng xuống, thì có nghĩa là bé đang thể hiện nhu cầu muốn/ không muốn ăn nữa. Chúng ta cần tôn trọng các dấu hiệu này để biết thời điểm dừng lại, nếu không bé sẽ lại tỏ thêm dấu hiệu “tế nhị” khác để báo hiệu như nhăn mặt, cắn chặt muỗng. Trào ngược, ợ hơi hoặc phun ra cũng có thể là một dấu hiệu “quá tải đồ ăn” mà các mẹ cần để ý cẩn thận, tránh làm tổn thương hệ tiêu hóa của các “thiên thần đáng yêu”.

Bước 5:Thực hành tập cho bé ăn một cách kiên nhẫn

Nhiều bé có thể không thích thú lắm với bông cải xanh hoặc một số loại rau xay nhuyễn khác khi tập ăn những bước đầu tiên, các mẹ cần kiên nhẫn và thử lại sau đó vài ngày, thậm chí vài tuần để bé chấp nhận “món ăn đáng ghét” đó. Thực tế đôi khi dễ làm nản lòng, nhưng vì con yêu, các mẹ hãy cố gắng nhé!

Bước 6:Giới thiệu đa dạng thức ăn khi bé tập ăn thuần thục hơn

Đến 15 tháng tuổi, bé có thể ăn được nhiều khoai tây chiên hơn cả rau, hoặc thử “nhai tóp tép” một ít gà, cá xay nhuyễn, và cứ như vậy, vị giác của bé sẽ dần làm quen được với nhiều món ăn khác nhau. Khi ấy, ngũ cốc dễ “bị ra rìa”, bé sẽ đẩy món ăn đầu đời này sang cho người khác và bắt đầu “dòm ngó” những đặc sản thú vị và hấp dẫn khác. Khi mẹ càng cho con ăn đa dạng món hơn thì hoạt động ăn uống đối với bé cũng gây kích thích và đầy hứng thú hơn.

Các mẹ đã sẵn sàng tập ăn cho bé yêu nhà mình chưa nào? Các mẹ cũng cần lưu ý thêm việc nêm muối vào thức ăn dặm cho con, vì thận của các bé giai đoạn này vẫn chưa thể xử lý quá nhiều thứ được đâu nha! Cùng “xách muỗng, đũa” lên và cho con ăn thôi!

Trúc Nguyễn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *