5 sai lầm phổ biến khi tập cho con ăn dặm mà cha mẹ nào cũng dễ mắc phải

Rate this post

Cha mẹ chúng ta dễ mắc sai lầm khi tập cho con ăn dặm vì tính nóng vội, ép con ăn quá nhiều và không để trẻ tự quyết, hào hứng với việc này. Hãy đọc bài viết dưới đây để không biến bé con của mình thành “nạn nhân” của nỗi sợ hãi mỗi khi “giờ ăn đến rồi” nhé!

Bạn đang đọc: 5 sai lầm phổ biến khi tập cho con ăn dặm mà cha mẹ nào cũng dễ mắc phải

Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, cha mẹ chúng ta dễ mắc nhiều sai lầm phổ biến dưới đây.

1. Cho con ăn dặm quá sớm

5 sai lầm phổ biến khi tập cho con ăn dặm mà cha mẹ nào cũng dễ mắc phải

Đây dường như là sai lầm phổ biến nhất mà cha mẹ nào cũng khó tránh phải. Có nhiều bé khi mới bước qua 5, 6 tháng cha mẹ đã vội tập cho con ăn dặm, thậm chí là đã cho con ăn bột khi mới 4 tháng. Sai lầm này xuất phát từ suy nghĩ rằng, con được bổ sung các chất tinh bột thì sẽ mau lớn, dễ lên cân. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc ép con ăn dặm quá sớm sẽ dẫn đến những tác hại khôn lường, như bé bị nôn trớ, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, chậm tăng cân, hoặc dễ mắc nhiều bệnh tật khác nữa. Khi bé quấy khóc không chịu ăn hay nôn ra thì các mẹ lại kết luận rằng con mình khó ăn, biếng ăn.

Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo rằng, các bà mẹ phải cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, từ 6 tháng trở đi mới cho bé tập ăn dặm. Từ tháng thứ 12 trở đi cho bé ăn dặm một ngày 3 cữ. Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ dưới 1 tuổi để trẻ phát triển tốt và toàn diện, nên không có lý do gì các mẹ chúng ta lại sốt ruột cho bé ăn dặm sớm. Ăn dặm chỉ là bữa phụ, nhất là đối với những bé dưới 8 tháng tuổi, các mẹ lưu ý nhé!

2. Ép con ăn dặm với nhiều món ăn càng phong phú càng tốt

Nhiều mẹ cứ nghĩ rằng khi bắt đầu tập cho con ăn dặm thì phải bổ sung thực đơn với đa dạng các món ăn để đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé yêu. Thế nhưng, đây hoàn toàn là một ý nghĩ sai lầm nghiêm trọng. Hệ tiêu hóa của trẻ dưới 1 tuổi còn yếu, mỏng manh, chưa thể tiêu thụ với nhiều loại thức ăn như vậy. Điều này có thể khiến bé bị dị ứng, nôn trớ, hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển hệ tiêu hóa của trẻ.

Khi đó, các mẹ hãy thử cho bé bắt đầu ăn dặm bằng những món ăn thành phần để từ từ theo dõi, xem xét phản ứng cơ thể bé nhé!

3. Ép bé ăn lượng thức ăn quá nhiều

Tìm hiểu thêm: Danh sách 13 loại trái cây giàu vitamin, khoáng chất giúp tăng sức đề kháng cho trẻ

5 sai lầm phổ biến khi tập cho con ăn dặm mà cha mẹ nào cũng dễ mắc phải

Nếu quan niệm ăn chỉ là để tăng cân, mập lên, để không chết đói thì việc ăn uống không còn mang ý nghĩa quan trọng nữa. Chuyên gia nghiên cứu giáo dục trẻ em Catherine Yến Phạm cũng khuyên rằng, các mẹ muốn con ăn nhiều thì trước nhất phải tạo cảm giác thoải mái tự nhiên khi ăn chứ đừng biến nó thành áp lực, hay một mục tiêu nào đó mà bé phải đạt được thì “mẹ mới yêu”.

Ăn là nhu cầu sinh học của con người, đó là lý do vì sao ngay từ khi mới sinh, bé con đã bắt đầu mày mò lần tìm ti mẹ. Nếu chúng ta cứ ráng nhét đồ ăn vào miệng bé, bé sẽ hiểu rằng nếu mình chịu ăn thì đây là một “đặc ân” dành cho người khác. Cứ như thế, bé sẽ không thèm ăn để thể hiện “quyền lực tối thượng” của mình, và cha mẹ lại cứ phải chạy theo để đút con ăn!

4. Ép bé ăn quá nhiều đạm

Nhiều trường hợp nấu bột ăn dặm cho bé có thói quen cho nhiều thịt, trứng, cá bằm nhuyễn,… mà cứ đinh ninh rằng như vậy con ăn sẽ ngon, sẽ khỏe. Sự thật ngược lại, việc làm này chỉ khiến hệ tiêu hóa của bé làm việc nhiều hơn, dễ tổn thương và bị rối loạn, dần dần dẫn đến biếng ăn, khó ăn.

5. Ép ăn khi con không muốn

5 sai lầm phổ biến khi tập cho con ăn dặm mà cha mẹ nào cũng dễ mắc phải

>>>>>Xem thêm: Dạy trẻ biết kiềm chế cảm xúc như thế nào cho hiệu quả?

Khi bé không ăn, nghĩa là bé không đói, cơ thể bé chưa có nhu cầu. Ngoài ra, các cơ quan tiêu hóa của bé không được thiết kế để ăn cùng lượng thức ăn như người lớn chúng ta mà chỉ để đủ nhu cầu. Thế nên, các mẹ nhớ rằng, không nên để con uống sữa và ăn đồ ngọt thay cơm. Khi cơ thể bé được cung cấp đủ lượng đồ ăn cần thiết rồi thì sẽ không ăn thêm nữa, cha mẹ cần lưu ý điều này, nhất là với những bé ở độ tuổi từ 15 tháng tuổi đến 5 tuổi.

Ăn uống là một món quà. Điều quan trọng là, cha mẹ cần tạo bầu không khí gia đình quây quần cùng ăn với nhau để bé bắt chước theo biểu hiện miệng nhai – bước chuẩn bị ban đầu trước khi ăn dặm với sự tự nhiên thoải mái nhất có thể, không áp lực, không bị ép buộc. Hãy gác câu ” Con ăn đi”  sang một bên và thoải mái cùng con tập ăn đi nào!

Trúc Nguyễn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *