5 điều trẻ làm theo bản năng nhưng cha mẹ lại “ghét cay ghét đắng”

Rate this post

Cha mẹ luôn dán mác rằng trẻ “hư” khi làm những điều trái theo ý muốn của cha mẹ. Nhưng sự thật thì những gì trẻ làm hoàn toàn do bản năng và phù hợp với sự phát triển não bộ trong giai đoạn đó.

Bạn đang đọc: 5 điều trẻ làm theo bản năng nhưng cha mẹ lại “ghét cay ghét đắng”

Vậy đó là những hành động nào, cha mẹ hãy tìm hiểu để hiểu con hơn và có phương pháp dạy con phù hợp theo từng độ tuổi.

1. Luôn làm ngược lại những gì cha mẹ nói

5 điều trẻ làm theo bản năng nhưng cha mẹ lại "ghét cay ghét đắng"

Nếu bạn đang có một em bé dưới 4 tuổi thì hãy bình thường hóa vấn đề “trẻ luôn làm ngược ý của bạn”. Ví dụ bạn bảo con đừng ném đồ nhưng trẻ lại thích thú và ném chúng, bạn nói con đừng xách cổ con mèo nhưng trẻ lại thích xách cổ chúng và tha lôi đi khắp nhà… 

Nghĩa là, bất kỳ điều gì bạn mong muốn trẻ làm thì chúng hoàn toàn làm ngược lại. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, thời điểm này vùng não kiểm soát kiềm chế của trẻ không hoàn toàn phát triển cho đến khi tuổi thành niên. Do đó, việc trẻ học tự kiềm chế là một quá trình dài và chậm, cha mẹ hãy chấp nhận điều này và có xu hướng nhẹ nhàng hơn với những hành động “trái ngược” ở con. Và điều này sẽ giảm dần khi con được 4 tuổi trở lên.

2. Trẻ không kiềm chế được cảm xúc khi mệt mỏi

Người lớn có thể kiềm chế được cảm xúc của mình khi đói, khi bệnh nhưng trẻ thì không. Cha mẹ sẽ hẳn phát bực và mệt mỏi khi chưa kịp chuẩn bị đồ ăn cho trẻ hay chưa kịp mua đồ ăn cho trẻ, thậm chí mệt mỏi hơn khi trẻ ốm trẻ sẽ uốn éo, khóc lóc, ỉ ôi rất nhiều.

Thực tế, trẻ sẽ bị ảnh hưởng và không thể kiềm chế cảm xúc gấp 10 lần so với người lớn khi trẻ đói, khát, mệt, nạp quá nhiều đường… Hành vi cảm xúc của trẻ thay đổi rõ rệt khoảng 1 giờ trước khi ăn hoặc khi trẻ thức dậy giữa giấc ngủ, trẻ bị bệnh, trẻ khóc lóc rất nhiều và mè nheo.

Nguyên nhân do trẻ không thể giao tiếp tốt như người lớn, không thể tự lấy thuốc, tự uống nước hay tự ngủ lại được. Do đó, khi trẻ có biểu hiện thái quá trong những trường hợp này, cha mẹ cũng hãy bình tĩnh, đó chỉ là phản ứng theo bản năng của con thôi mà.

3. Lúc nào cũng nghịch ngợm, vận động

Tìm hiểu thêm: 5 cách làm hết căng sữa khi cai sữa đơn giản cực hiệu quả

5 điều trẻ làm theo bản năng nhưng cha mẹ lại "ghét cay ghét đắng"

>>>>>Xem thêm: Tâm lý trẻ em tiểu học và những điểm đáng lưu ý dành cho phụ huynh

Cha mẹ nào cũng thích con năng động, nhanh nhẹn nhưng lại mệt mỏi với sự năng động thái quá ở trẻ. Nghĩa là lúc nào con cũng vận động và khi mẹ nói: “ngồi im”, ” không rượt đuổi”, ” không được leo té đấy”, “không nhảy lên ghế”… trẻ đều không làm theo.

Các nhà khoa học chỉ ra, trẻ có nhu cầu vận động mỗi ngày và cần nhiều thời gian để chơi ngoài trời, chạy nhảy, đi xe đạp, xe đẩy, vật lộn nhau, bò dưới bàn ghế, đu người, nhảy từ trên cao xuống, rượt đuổi… đây đều là quá trình vận động phù hợp với sự phát triển của trẻ và hầu hết trẻ nào cũng trải qua. Cha mẹ không thể nào cấm đoán được và dù không thích, bạn cũng hãy nên chấp nhận và cho con nhiều thời gian vui chơi hơn.

4. Thích được tự lập

Nghe tưởng là thú vị nghĩa là cha mẹ sẽ “được nhờ rồi đây”. Nhưng sự thật thì sự tự lâp này của trẻ khiến không ít cha mẹ đau đầu như con thích mặc áo mát ra trời vì con cảm thấy thời tiết ấm (dù cha mẹ thấy lạnh). Hoặc con thích mặc quần áo con thích và con sẽ tự chọn, cha mẹ không được chọn (quần áo con chọn không thể mặc đi học được).

Đây chính là sự phát triển bình thường của trẻ, vốn được lập trình sẵn trong não. Trẻ làm đúng những gì bộ não được lập trình như tự lên kế hoạch, tự quyết định, tự trở thành người tí hon độc lập.

5. Trẻ thích vui đùa một cách ngớ ngẩn

Nhiều khi cha mẹ bực bội vì nhu cầu thích chơi đùa kiểu này của trẻ. Ví dụ con thích vẽ sữa chua lên bàn ăn, con thích bạn rượt đuổi khi con đang đánh răng… 

Những hành động đó cha mẹ chỉ thấy đó là sự phản kháng và dán mác con “hư”. Nhưng thực tế đó là nhu cầu được chơi của con đôi khi là thái quá, là ngớ ngẩn. Nếu cha mẹ dành nhiều thời gian vui chơi cùng con hơn thì con sẽ không làm “khó” cha mẹ nữa.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *