Trẻ dưới 6 tháng tuổi thường xuyên khóc đêm được dân gian gọi là khóc dạ đề. Vì sao có hiện tượng này và cách khắc phục ra sao. Cùng tìm hiểu nhé.
Bạn đang đọc: Hiện tượng khóc dạ đề ở trẻ dưới 6 tháng tuổi và cách khắc phục mẹ nên biết
1. Khóc dạ đề là gì?
Khóc đêm là hiện tượng thường xuyên ở trẻ sơ sinh và không hề có biểu hiện bất thường gì vào ban ngày. Dân gian gọi đây là hiện tượng khóc dạ đề và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, với những người lần đầu làm mẹ cảm thấy lúng túng và lo lắng cho sức khỏe của trẻ.
Theo Đông y, hiện tượng khóc đêm ở trẻ dưới 6 tháng tuổi là hiện tượng khóc dạ đề. Mỗi khi đêm về trẻ bắt đầu khóc, trăn trở khó chịu, ngủ không yên. Hoặc trẻ đang ngủ yên cũng thỉnh thoảng giật mình tỉnh dậy khóc không ngừng 15 – 30 phút, sau đó tự ngủ lại. Thậm chí có trường hợp trẻ lè nhè suốt đêm trong tháng đầu hay ra tháng, đến gần sáng trẻ lại ngủ. Điều này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý người mẹ.
Còn theo y học hiện đại, khóc đêm dưới 6 tháng là hiện tượng tăng nhu động ruột ở trẻ. Nghĩa là bình thường nhu động ruột điều hòa không đau, nhưng về đêm lại đột ngột đau vì lí do gì đó khiến nhu động ruột tăng lên. Điều này làm trẻ đau bụng và khóc dữ dội tới khi hết thì thôi. Thời gian khóc có thể từ 5 – 30 phút và lặp lại hàng đêm, trong khi đó ban ngày vẫn ăn ngủ tốt.
Y học hiện tại cho rằng, đối với hiện tượng sinh lý như khóc dạ đề không đáng lo, tuy nhiên, nếu do những nguyên nhân khác thì cha mẹ cần phải cẩn trọng trong việc chăm sóc trẻ.
2. Nguyên nhân trẻ hay khóc đêm và cách khắc phục
Tìm hiểu thêm: 5 cách làm giảm độ cận thị cho trẻ đơn giản theo phương pháp tự nhiên
>>>>>Xem thêm: Top 3 mùng chụp tự bung chống muỗi an toàn cho bé mùa cao điểm sốt xuất huyết
Trẻ nhận lượng chất béo ít hơn trong sữa mẹ
Sữa mẹ có nhiều chất béo và giúp trẻ no lâu, ngủ ngon hơn vào ban đêm. Nhưng một số mẹ không hiểu rõ nguyên lý tiết chất béo trong sữa mẹ và cho bú sai cách dẫn đến việc trẻ không nhận đủ chất béo.
Theo đó, nhiều mẹ cho trẻ bú chưa hết một bên đã chuyển sang bên kia khiến trẻ nhận ít chất béo. Vì theo các chuyên gia, chất béo có nhiều ở sữa cuối, trẻ buộc phải bú cạn một bên để nhận được chất béo mới chuyển vú. Nếu chuyển quá sớm, trẻ vừa không nhận được đủ chất béo vừa nhận lượng lớn đường lactose trong sữa mẹ và không tiêu hóa hết được dẫn đến đi ngoài, phân xanh, có nhiều bọt và khóc về đêm.
Do đó, cách khắc phục tốt nhất là cha mẹ cần cho trẻ bú hết 1 bên mới chuyển bên.
Sữa chảy nhanh hoặc quá chậm khiến trẻ cáu kỉnh
Đây cũng được coi là 1 dạng khóc dạ đề do trẻ bực bội vì bú không được như ý. Theo đó, khi bú được vài giây trẻ sẽ bắt đầu ho, cảm thấy ngột ngạt và gặp khó khăn khi bú, trẻ muốn dừng bú ngay, rồi bú trở lại. Điều này lặp lại nhiều lần khiến trẻ vô cùng khó chịu và khóc, bỏ bú một vài lần.
Cách khắc phục tốt nhất là mẹ nên massage bầu ngực 3 phút trước khi cho trẻ bú để kích thích tuyến sữa và sữa chảy đều hơn.
Trẻ dị ứng với protein lạ trong sữa mẹ
Một số protein không thích hợp với hệ tiêu hóa của trẻ có trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Nếu mẹ ăn vào lượng lớn thì một lượng protein từ sữa bò sẽ có trong sữa mẹ và khiến trẻ khó chịu, đi ngoài, khóc.
Tốt nhất mẹ nên loại bỏ sản phẩm từ sữa bò ra khỏi bữa ăn. Mẹ nên tăng cường các thực phẩm dễ tiêu hóa như trái cây theo mùa, rau xanh, hải sản…
Mẹ hãy lưu ý, trong trường hợp trẻ khóc dạ đề không hẳn do trẻ đói, con có thể cần được mẹ âu yếm hơn, da tiếp da để ổn định tinh thần và nhiệt độ, mẹ cũng hãy kiểm tra nhiệt độ phòng xem có đủ làm mát cho trẻ… Trong trường hợp này sữa bột không phải là giải pháp lý tưởng cho trẻ mặc dù nhiều đứa trẻ thích bú bình vì dòng chảy mạnh. Mẹ có thể vắt sữa mẹ và cho vào bình để trẻ uống thay vì sữa bò.
Nếu trẻ vẫn khóc dạ đề trong 3 tháng đầu và có thể kéo dài đến 6 tháng nhưng vẫn ăn chơi, ngủ nghỉ tốt thì mẹ cũng không cần lo lắng. Mọi đứa trẻ đều trải qua giai đoạn này và lớn lên khỏe mạnh.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)