Sốt là hiện tượng bình thường ở trẻ nhỏ, nhưng rất nhiều mẹ lo lắng và tìm mọi cách để hạ sốt nhanh cho trẻ. Một trong những cách các mẹ truyền miệng nhau là tắm hoặc lau mát cho trẻ để hạ sốt.
Bạn đang đọc: Có nên hạ sốt cho trẻ bằng cách tắm hoặc lau mát?
Cách hạ sốt này có thực sự hiệu quả. Cùng tìm hiểu nhé.
1. Vì sao trẻ sốt?
Sốt là một triệu chứng không phải bệnh lý. Sốt giúp cho hệ miễn dịch khởi động để tạo sức đề kháng chống lại vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào cơ thể. Theo các bác sĩ, hầu hết các cơn sốt từ 37,8 – 40 độ mà trẻ mắc phải không nguy hiểm và 70% trẻ sốt là do vi khuẩn, virus thông thường tấn công.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mẹ lơ là và không quan tâm tới tình hình sức khỏe của trẻ. Việc của mẹ là theo dõi xem trẻ sốt thế nào, nhiệt độ bao nhiêu, trẻ sốt tăng cao liên tục hay giữ trạng thái sốt đều và tăng nhẹ. Vì sốt còn đi kèm nhiều triệu chứng khác để chẩn đoán bệnh.
Trong trường hợp trẻ sốt cao li bì thì mẹ nên cho uống thuốc hạ sốt và đưa đi bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên, trẻ sốt cao nhưng vẫn chơi, chịu ăn uống thì mẹ chỉ cần theo dõi, không cần phải uống thuốc hạ sốt.
Các bác sĩ cũng cho rằng, nếu mẹ kiên trì để cơ thể bé “đánh” nhau với vi khuẩn – nghĩa là sốt và không cần dùng thuốc hạ sốt thì sau này bé sẽ có khả năng kháng thể tốt hơn với những trẻ thường xuyên uống thuốc hạ sốt khi sốt. Tuy nhiên, việc không cho bé uống thuốc và tự chăm sóc ở nhà cần người mẹ phải có kiến thức vững chắc và hiểu đúng về sốt. Nếu các mẹ quá lo lắng nên tìm đến các trung tâm y tế uy tín để thăm khám và chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ.
2. Khi trẻ sốt có cần lau mát hoặc tắm để hạ nhiệt?
Tìm hiểu thêm: Trẻ biếng ăn phải làm sao – nguyên tắc xây dựng thực đơn và bữa ăn hiệu quả
>>>>>Xem thêm: Đây rồi, tuyệt chiêu trị tật ăn vạ, khóc dai ở trẻ 2 – 3 tuổi nè các mẹ ơi!
Khi trẻ sốt, cơ thể có nhiệm vụ khởi động hệ miễn dịch để tăng sức đề kháng và hầu hết các cơn sốt của trẻ đều không quá nguy hiểm. Việc các mẹ cắt cơn sốt cho trẻ thực tế không mang ý nghĩa gì ngoại trừ trấn an tinh thần của cha mẹ. Do đó, việc cha mẹ tắm hay hạ sốt cho trẻ cũng tương tự – điều này chỉ làm giảm triệu chứng bên ngoài mà không cắt dứt hẳn cơn sốt trong cơ thể trẻ và nó chỉ giúp cho cha mẹ bình tĩnh hơn thôi.
Bên cạnh đó việc lau mát có thể khiến bé cảm thấy khó chịu hơn vì bề mặt da bị giảm nhiệt đột ngột. Ngoài ra việc dán miếng hạ sốt cho trẻ cũng không cần thiết. Lý giải điều này, các bác sĩ cho rằng phương pháp này cũng có tác dụng hạ nhiệt ngoài da gần giống như lau mát hay tắm, nếu các mẹ muốn bé hạ nhiệt ngoài da thì không cần dùng miếng dán hạ sốt, các mẹ có thể lau nước ấm cho trẻ.
Các mẹ cũng lưu ý việc cho bé uống thuốc hạ sốt. Như đã nói trên, trong trường hợp bé khóc quấy không chịu ăn, bỏ bú thì cho uống thuốc hạ sốt, theo dõi trong 2 giờ nếu không giảm thì đi khám. Ngoài ra, nếu bé đang ngủ không đánh thức dậy cho uống thuốc, nếu trẻ ói sau khi uống thì nên theo dõi hành vi của bé tiếp để quyết định cho bé uống lại hay không. Nếu bé sốt 39 – 40 độ nhưng vẫn chịu chơi, ăn ngủ thì chỉ cần theo dõi hành vi của bé, không cần uống thuốc.
3. Nên đưa bé đến trung tâm y tế trong các trường hợp sau
Việc xử lý sốt tại nhà có thể hiệu quả với những virus, vi khuẩn thông thường, tuy nhiên trong những trường hợp khẩn cấp sau bạn cần đưa trẻ đi bệnh viện để thăm khám và điều trị:
– Trẻ có biểu hiện sốt rất đừ, cao trên 40 độ C và tình hình không cải thiện sau 2 giờ uống thuốc. Các mẹ lưu ý, nếu nhiệt độ trẻ tăng nhanh đột ngột không có dấu hiệu giảm sau uống thuốc cần đưa trẻ đi khám ngay.
– Trẻ dưới 3 tháng tuổi nên đưa đến trung tâm y tế trong vòng 24h.
– Hết sốt sau 24h nhưng lại tái phát.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)