Trẻ dưới 3 tuổi bị rối loạn ngôn ngữ: Mẹ phát hiện muộn, con có thể mắc bệnh tự kỷ

Rate this post

Trong những năm đầu đời trẻ phát triển ngôn ngữ rất nhanh, tuy nhiên, ở một số trẻ bị rối loạn ngôn ngữ và kém giao tiếp. Nếu cha mẹ không chú ý, quan tâm tới trẻ có thể khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng và dẫn đến tự kỷ.

Bạn đang đọc: Trẻ dưới 3 tuổi bị rối loạn ngôn ngữ: Mẹ phát hiện muộn, con có thể mắc bệnh tự kỷ

1. Tác hại của rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

Trẻ dưới 3 tuổi bị rối loạn ngôn ngữ: Mẹ phát hiện muộn, con có thể mắc bệnh tự kỷ

Khi bắt đầu bước sang 1 tuổi, khả năng học nói của trẻ phát triển rất nhanh. Trước 3 tuổi, trẻ có thể có tới 300 vốn từ vựng để giao tiếp với cha mẹ và nói lưu loát. Một số trẻ chậm hơn có thể tới 3 tuổi mới nói lưu loát và giao tiếp bình thường. Tuy nhiên, đối với nhưng trẻ gặp khó khăn về tiếp thu ngôn ngữ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc bày tỏ ngôn ngữ.

Rối loạn ngôn ngữ ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp của trẻ và khả năng học tập. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến việc học ngôn ngữ, viết, tiếp cận kiến thức ở trường và đời sống xã hội sau này. 

Theo các bác sĩ, khi trẻ bị rối loạn ngôn ngữ và tiếp thu ngôn ngữ chậm, trẻ không thể biểu đạt được mong muốn của mình, không được khuyến nói, về lâu dài trẻ sẽ thu mình, ít giao tiếp, trầm cảm và có nguy cơ tự kỷ cao.

2. Dấu hiệu trẻ bị rối loạn ngôn ngữ

Rối loạn ngôn ngữ thường gặp ở một số biểu hiện như:

– Chậm nói, nói ngọng, nói lắp

– Một số trẻ nói sai ngữ pháp, giao tiếp bất thường.

– Trẻ thường nói một mình, phát âm vô nghĩa, nói nhại lời và nói lộn xộn. Thông thường, biểu hiện này do khuyết tật về phát triển hoặc rối loạn tâm bệnh lý. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu như trên cần phải cho bé đi khám kịp thời.

– Trẻ không lắng nghe ai nói với mình, không quan tâm khi có người đọc sách cho nghe.

– Trẻ 3 tuổi nhưng không hiểu được những câu nói phứ tạp, không làm theo được mệnh lệnh đơn giản bằng lời.

– Trẻ hay nhắc lại ngôn ngữ của người khác và phát triển ngôn ngữ chậm hơn so với tuổi.

3. Nguyên nhân trẻ bị rối loạn ngôn ngữ

Tìm hiểu thêm: Top 4 sách nuôi dạy con cái bán chạy nhất – lối đi nào giữa hoang mang trên chặng đường cùng con lớn khôn

Trẻ dưới 3 tuổi bị rối loạn ngôn ngữ: Mẹ phát hiện muộn, con có thể mắc bệnh tự kỷ

>>>>>Xem thêm: Du lịch mùa hè cho trẻ em – tổng hợp những điểm đến hấp dẫn để phụ huynh tham khảo

Đến nay, chưa có nguyên nhân chính xác nào được đưa ra về tình trạng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ. Trong đó, một số nguyên nhân gây rối loạn ngôn ngữ phổ biến ở trẻ được cho là do di truyền, mức độ làm quen ngôn ngữ thấp, khuyết tật về phát triển, tổn thương não bộ hoặc bị bệnh.

Một số ý kiến khác cho rằng, tình trạng rối loạn ngôn ngữ hiện nay ngày càng phổ biến hơn là do cha mẹ lạm dụng tivi, ipad cho trẻ xem để giúp mẹ có thời gian làm việc khác. Trẻ ít được tiếp xúc với môi trường bên ngoài, bạn bè đồng trang lứa, giao tiếp giới hạn trong thiết bị điện tử khiến khả năng tiếp thu ngôn ngữ chậm, thu mình, tự kỷ cao.

4. Cha mẹ nên làm gì khi trẻ có dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ?

Theo các bác sĩ, để giảm thiểu rối loạn ngôn ngữ và sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với tivi, ipad, màn hình vi tính, đặc biệt là trẻ từ 0 – 3 tuổi. Vì đây là thời kỳ đầu xây dựng ngôn ngữ của trẻ, nếu thời kỳ này cha mẹ không quan tâm tới phát triển ngôn ngữ của trẻ sẽ khiến trẻ thiệt thòi so với những đứa trẻ khác.

Cha mẹ nên quan tâm tới trẻ hơn, hướng dẫn trẻ làm quen với đồ vật, hành động, cử chỉ liên quan đến các nhu cầu mong ước của trẻ. Khi nhận thấy con có dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ nên đưa trẻ đi khám, kết hợp điều trị cùng bác sĩ để trẻ nhanh chóng hết bệnh.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *