Củ mì là một trong những loại lương thực thực phẩm phổ biến của nước ta. Chúng được trồng nhiều ở các vùng miền núi bán cho các thương lái Trung Quốc. Loại củ này rất dễ sống, có thể chịu được khí hậu khắc nghiệt nên chúng phổ biến khắp cả nước. Người ta thường dùng khoai mì để chế biến các món ăn dân dã như bánh khoai mì chiên nướng hấp, khoai mì hấp nước cốt dừa, khoai mì luộc. Hay, đây cũng là nguyên liệu làm thành nhiều loại thực phẩm đa dạng khác.
Bạn đang đọc: Củ mì là củ gì? Những giá trị dinh dưỡng và các gợi ý món ngon chứa nhiều kỷ niệm ấu thơ
Contents
1. Củ mì là củ gì?
Củ mì được người miền Nam gọi là củ khoai mì còn người miền Bắc gọi là củ sắn. Loại thực phẩm này có nguồn gốc từ Nam Mỹ, thuộc họ Đại Kích theo thời gian chúng dần du nhập vào Việt Nam và dần trở nên phổ biến. Ở Mỹ người ta còn gọi củ mì là manioc, yucca hay arrowroot Brazil. Cây khoai mì thường được trồng ở các vùng nhiệt đới, có khả năng chịu được thời tiết khô hạn khắc nghiệt, sống lâu năm.
Cây khoai mì thường được chú trọng vào phần rễ, tại đây chúng dễ hút chất dinh dưỡng từ đất phát triển dần ra thành củ. Củ mì được xem là loại lương thực thực phẩm thiết yếu của các quốc gia nghèo, chưa phát triển. Chúng có thể chế biến linh hoạt thành các món hấp, luộc, nấu chè chuối khoai mì , các loại bánh… Bên cạnh đó củ mì còn còn là nguyên liệu chính trong việc sản xuất bột năng hay các thực phẩm khác.
2. Củ mì có tác dụng gì?
Khoai mì là loại củ chứa dồi dào carbohydrate, protein, chất béo, chất xơ, vitamin A, vitamin nhóm B(B1, B2, B3), C phốt pho, canxi, sắt… Chính vì thế củ mì thường được ăn với lượng khoa học (73 – 113gram) để cung cấp dưỡng chất, đảm bảo tốt cho sức khỏe.
Được biệt khoai mì chứa nhiều tinh bột để kháng, chất xơ tốt cho tiêu hóa, tăng quá trình trao đổi chất, kiểm soát đường huyết, giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2, béo phì.
Ngoài ra ăn khoai mì cũng hỗ trợ cải thiện thị lực, giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt. Bên cạnh đó chúng còn giúp chắc khỏe xương, có thể làm thực phẩm giảm cân , làm đẹp da, tốt cho thần kinh, cải thiện đau nửa đầu…
Nhiều lợi ích là thế nhưng củ mì cũng chứa nhiều chất độc hại khi còn sống. Chính vì thế khi ăn bạn nên bóc bỏ vỏ ngoài vì chúng chứa các hợp chất cấu thành cyanua (chất gây ngộ độc). Ngoài ra chế chế biến bạn cũng cần nấu chín kỹ món ăn để đảm bảo loại bỏ hết độc tố trong củ mì.
Trong khoai mì chứa lượng calo cao, nhiều tinh bột nên rất dễ gây tăng cân, béo phì, tim mạch, đau khớp… Chính vì thế bạn nên ăn tiết chế với lượng phù hợp và không ăn thường xuyên.
3. Món ngon từ củ mì
Khoai mì có thể linh hoạt chế biến thành nhiều món ăn vặt ngon như luộc, hấp, chiên, làm bánh, nấu chè … Các món ăn đơn giản, mộc mạc nhưng lại được nhiều người yêu thích quan tâm thực hiện.
3.1. Cách làm bánh củ mì nướng
3.1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- 1.3kg khoai mì
- 50gram dừa nạo
- 50gram đậu xanh cà vỏ
- 50gram đường
- 50gram sữa đặc
- 1 ít mè trắng
3.1.2. Các bước thực hiện
Bước 1 : Khoai mì cắt thành các khúc vừa ăn. Dùng dao khứa một đường dài trên vỏ khoai mì. Sau đó dùng tay kéo lớp vỏ của chúng ra. Chẻ đôi khoai mì thành các khúc dài ngâm vào trong nước khoảng 1 – 2 để khoai mì loại bỏ chất độc. Đậu xanh vo sạch, ngâm nước để qua đêm.
Bước 2 : Vớt khoai mì lên rửa sạch xếp vào xửng hấp. Để đậu xanh ở giữa bắt lên bếp hấp đến khi đậu và khoai chín.
Bước 3 : Bóc bỏ chỉ khoai mì cho chúng vào thau. Cho đậu xanh vào cùng dằm nhỏ ra. Thêm vào 50gram dừa nạo, 50gram đường, 50gram sữa đặc, 1/2 thìa cà phê muối tiếp tục trộn đều.
Bước 4 : Lấy 1 cái nắp lọ rắc vào ít mè trắng bỏ hỗn hợp khoai mì vào ém chặt lấy ra để có được chiếc bánh hình tròn.
Bước 5 : Chuẩn bị lửa than bén hồng bạn cho bánh khoai mì lên vỉ nướng vàng xém hai mặt thì lấy ra.
Như vậy bạn đã hoàn thành cách làm bánh khoai mì nướng thơm ngon, hấp dẫn. Chiếc bánh thơm lừng, nóng hổi có vị bùi béo, ngon ngọt kích thích. Đây hứa hẹn sẽ là món bánh nướng mang đến nhiều kỷ niệm tuổi thơ khiến nhiều người không thể nào quên.
3.2. Cách luộc củ mì với nước cốt dừa
3.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- 1.5kg khoai mì
- 200gram đường
- 300gram dừa
- Ít muối
3.2.2. Các bước thực hiện
Bước 1 : Khoai mì cắt thành các khúc ngắn, dùng dao rạch 1 đường thẳng trên lớp vỏ, dùng tay kéo lớp vỏ ra cho đến hết. Củ to bạn tách làm đôi hoặc làm bốn. Ngâm khoai vào chậu nước muối 20 phút. Sau đó rửa sạch lại nhiều lần nước, để ráo.
Bước 2 : Cho vào tô dừa nạo 1/2 thìa cà phê muối. Đổ vào tô dừa 1/2 chén nước ấm dùng tay vắt lấy nước cốt đậm đặc. Sau đó tiếp tục đổ 1.5 chén nước ấm vào vắt lấy 1.5 chén nước cốt dão.
Tìm hiểu thêm: Cá diếc là gì? Gợi ý những món ăn ngon từ cá diếc bình dị nhưng cực ấm áp, bổ dưỡng
Bước 3 : Xếp các củ khoai mì to ở phía dưới đáy nồi, các củ nhỏ phía trên. Đổ 1.5 chén nước cốt dừa dão vào nồi cùng 200gram đường, 1/2 thìa cà phê muối. Bắc nồi lên bếp đậy nắp luộc lửa nhỏ để khoai chín dần ngấm đều đường. Thỉnh thoảng xới khoai lên để chúng chín đều.
Bước 4 : Khi nước trong nồi gần cạn bạn đổ nước cốt dừa đậm đặc vào nấu thêm 4 phút. Sau đó nhắc nồi củ mì xuống múc ra đĩa rắc lên ít muối mè, dừa nạo là hoàn thành.
Như vậy bạn đã hoàn thành món củ mì luộc nước cốt dừa. Nếu thích bạn có thể cho vào vài miếng lá dứa lúc đầu để tăng thêm mùi thơm. Món ăn vặt giản dị nhưng lại vô cùng ngon miệng được nhiều người yêu thích thực hiện ăn ngon.
3.3. Cách làm bánh củ mì chiên
3.3.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- 700gram khoai mì
- 2 cây sả
- Ít hành lá, ngò rí
- 1 quả ớt
- Bột nghệ
- 1 thìa canh bột chiên giòn
- Gia vị: Dầu ăn, muối, đường, tiêu, hạt nêm, ớt bột
3.3.2. Các bước thực hiện
Bước 1 : Khoai mì lột vỏ, tách miếng nhỏ ngâm vào nước qua đêm cho hết chất độc. Rửa sạch lại để ráo nước. Hành ngò cắt gốc, rửa sạch, thái nhỏ. Sả ớt rửa sạch, băm nhuyễn.
Bước 2 : Khoai mì bỏ chỉ ở giữa, thái nhỏ hạt lựu. Bỏ chúng vào cối xay nhuyễn mịn. Tiếp theo cho khoai mì vào túi vải vắt nước thật khô cho vào tô lóng trong lấy tinh bột. Phần xác khoai mì cho vào tô khác.
Bước 3 : Bỏ tinh bột năng đã lóng trong được vào tô xác củ mì. Đổ hết hành lá, ngò rí, sả ớt băm vào cùng. Nêm nếm 1 thìa cà phê bột nghệ, 1/3 thìa cà phê tiêu, 1/2 thìa canh hạt nêm, 1/2 thìa canh đường, 1 thìa canh bột chiên giòn, 5 thìa canh nước lọc. Mang bao tay trộn đều bột để 10 phút cho thấm vị.
Bước 4 : Vo bột nhẹ tay tạo thành hình kén tùy thích. Bắc chảo lên bếp cho lượng dầu nhiều vào đun nóng già. Thả các viên củ mì vào chiên trên lửa nhỏ vừa. Trở mặt cho chúng chín đều rồi vớt ra để ráo dầu.
Bánh củ mì chiên vàng ươm, giòn rụm, nóng hổi cực ngon. Khi ăn chúng có vị mặn mặn, ngọt ngọt, thơm cay nhẹ rất hấp dẫn. Món ăn vặt khá giống bánh khoai mỡ chiên hứa hẹn sẽ khiến cả nhà mê thích, trẻ nhỏ mê mẩn ăn vui vẻ.
>>>>>Xem thêm: Cách làm bò tái chanh, hàu và salad cá tái chanh ngon chuẩn không tanh
Củ mì là loại thực phẩm có thể chế biến nhiều món ăn ngon . Chúng có thể làm món ăn sáng , món ăn vặt đều hết sẩy. Tùy theo sở thích bạn có thể thực hiện phù hợp với gia đình. Chúng rất đa dạng ý tưởng nấu ăn ngon chờ bạn khám phá thực hiện.
Ngọc Hân