8 việc cha mẹ có thể làm để giúp cải thiện bệnh đái dầm ở trẻ

Rate this post

Bệnh đái dầm ở trẻ em là một tình trạng vẫn còn phổ biến đối với trẻ ở độ tuổi lên 5 hoặc lớn hơn. Theo ước tính, tại Mỹ có khoảng 15% trẻ em vẫn “làm ướt giường” khi đã 5 tuổi. Có lẽ đây là cảnh khá thường gặp đối với các gia đình có trẻ đã qua độ tuổi mặc tã.

Bạn đang đọc: 8 việc cha mẹ có thể làm để giúp cải thiện bệnh đái dầm ở trẻ

Tuy bệnh đái dầm ở trẻ em không phải là một bệnh lý nghiêm trọng, nhưng nó có thể gây rắc rối cho trẻ, cũng như như ảnh hưởng tới tâm lý của con. Vậy các cha mẹ có thể làm gì để giúp con thoát khỏi tình cảnh không vui vẻ khi thức dậy mỗi sáng này, hãy cùng tham khảo 8 cách dưới đây nhé.

8 việc cha mẹ có thể làm để giúp cải thiện bệnh đái dầm ở trẻ

1. Quan tâm đến việc cung cấp chất lỏng cho trẻ

Bạn hãy cố gắng giúp trẻ tăng lượng chất lỏng nạp vào cơ thể trước bữa tối, và giảm dần vào khoảng thời gian muộn trong ngày.

2. Lên lịch đi vệ sinh cho trẻ

Hãy đưa trẻ vào lịch trình đi vệ sinh hàng ngày để tạo thói quen cho trẻ. Hãy nhắc con đi toilet khoảng 2-3 giờ 1 lần và ngay trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp con để ý đến phản xạ mắc tè và tránh việc vì quá ham chơi mà con quên mất “nhiệm vụ”.

8 việc cha mẹ có thể làm để giúp cải thiện bệnh đái dầm ở trẻ

3. Hãy động viên trẻ

Bạn hãy động viên trẻ khi con đái dầm , giúp con cảm thấy thoải mái khi đạt được bất kỳ sự tiến bộ nào. Ví dụ như bãi tè nhỏ, hay 1 đêm không tè dầm…

4. Hạn chế các loại thực phẩm kích thích bàng quang

Vào buổi tối, bạn hãy hạn chế các loại thực phẩm chứa caffein của con như sữa chocolate, cacao. Nếu tình trạng của con không có tiến triển gì, bạn hãy tiếp tục giảm nước trái cây họ cam chanh, những loại thực phẩm chứa hương liệu, chất tạo màu (đặc biệt là màu đỏ), và đồ ngọt. Nhiều cha mẹ không biết rằng những loại thực phẩm này có thể kích thích bàng quang của trẻ.

Tìm hiểu thêm: Trẻ bị cận thị bẩm sinh có chữa được không?

8 việc cha mẹ có thể làm để giúp cải thiện bệnh đái dầm ở trẻ

5. Tránh tình trạng quá khát nước ở trẻ

Bạn có thể chuẩn bị bình nước cho trẻ mang đi học và nhắc con uống nước đều đặn, thường xuyên. Việc này sẽ hạn chế tình trạng trẻ quá khát nước sau khi tan học.

6. Hãy kiểm tra xem con có bị táo bón hay không

Vì trực tràng nằm ngay sau bàng quang nên khi đầy phân mà do tình trạng táo bón, phân chưa được thải ra ngoài, nó có thể ép vào bàng quang làm cho cơ quan này hiểu nhầm là đã đầy, từ đó gửi tín hiệu đến não bộ đã đến lúc cần “xả nước”. Nếu con không ghé toilet kịp thời, thì việc ướt giường rất dễ xảy ra.

8 việc cha mẹ có thể làm để giúp cải thiện bệnh đái dầm ở trẻ

7. Đừng đánh thức trẻ dậy đi tiểu vào ban đêm

Một số cha mẹ có thể áp dụng cách đánh thức trẻ dậy đi tè vào ban đêm để giúp con thoát khỏi bệnh đái dầm . Tuy nhiên, theo một số bác sỹ, việc làm này có thể khiến cho tình trạng của con trở nên nặng hơn. Vì bàng quang của con sẽ chỉ hoạt động theo thói quen đã được lập trình mỗi đêm chứ bản thân trẻ không tự nhận biết được tín hiểu mắc tè khi đang ngủ.

8. Không phạt hay la mắng khi trẻ đái dầm

Các cha mẹ nên hiểu rằng trẻ đái dầm không phải do chủ ý. Vì vậy việc la mắng hay phạt trẻ không những không có tác dụng gì mà còn khiến con sợ hãi, lo lắng khiến tình trạng bệnh trở nên tệ hơn. Thay vì mắng phạt con, bạn hãy động viên và cho con biết đó không phải lỗi của con.

8 việc cha mẹ có thể làm để giúp cải thiện bệnh đái dầm ở trẻ

>>>>>Xem thêm: Nếu mẹ muốn con mới sinh cứng cáp sớm đừng bỏ qua 7 lưu ý quan trọng này

Như đã nói ở trên, bệnh đái dầm ở trẻ không phải là một bệnh lý nghiêm trọng và chỉ được bác sỹ thực sự xem xét nếu trẻ được 6 tuổi hoặc hơn, nhưng nó có thể khiến trẻ mất tự tin. Tình trạng này hầu như sẽ tự cải thiện khi trẻ lớn dần trừ một số trường hợp do ảnh hưởng của bệnh lý khác hoặc do tác động về tâm lý (do căng thẳng, thay đổi môi trường sống hay học tập, cha mẹ ly hôn, mất người thân, bị lạm dụng tình dục…).

Các cha mẹ nên lưu ý rằng dùng thuốc để trị bệnh đái dầm ở trẻ thường không có tác dụng lâu dài và triệt để. Việc điều trị đái dầm này cho trẻ chỉ hiệu quả khi con sẵn sàng hợp tác và cha mẹ dành sự lưu tâm thích đáng mà thôi. Vì vậy, các cha mẹ hãy thật kiên nhẫn trong hành trình giúp con khắc phục chứng bệnh đáng ghét này nhé.

Theo Cleveland Clinic

Lily Nguyễn lược dịch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *