Thai phụ thiếu máu, mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, hở eo tử cung, đa thai… là những trường hợp cần thiết phải được chú ý chăm sóc đặc biệt trong suốt thời gian bầu bí.
Bạn đang đọc: 8 trường hợp mang thai cần được chăm sóc đặc biệt
- Chân dung 7 bà mẹ có nguy cơ sinh con dị tật
Ai cũng xem chuyện sinh nở là điều hết sức bình thường đối với mọi phụ nữ. Thế nhưng không phải bất cứ người phụ nữ nào cũng đủ điều kiện thuận lợi để có một thai kỳ thành công mỹ mãn. Với những người có nguy cơ cao với các tai biến nguy hiểm, họ luôn cần đến sự chăm sóc đặc biệt hơn so với các thai phụ khác.
Thiếu máu
Bổ sung sắt bằng thực phẩm để tránh thiếu máu trong thai kỳ.
Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng phổ biến ở nhiều phụ nữ ngay cả trước khi mang thai. Khi bước vào thai kỳ, tình trạng này ngày càng trở nên trầm trọng và dẫn đến nguy cơ thiếu máu trong quá trình chuyển dạ. Để khắc phục điều này, bên cạnh chế độ ăn giàu chất sắt từ thịt gia súc và gia cầm, bạn cần bổ sung cả sắt thực vật với các loại đậu, rau xanh thẫm, trứng và sữa. Ngoài ra, bổ sung viên sắt hàng ngày là một việc làm hết sức cần thiết.
Một khi được chẩn đoán tình trạng thiếu máu trong thai kỳ, các thai phụ cần được theo dõi và chăm sóc đặc biệt để đề phòng những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình chuyển dạ. Bởi lẽ, nguy cơ tử vong ở những sản phụ thiếu máu bao giờ cũng cao hơn so với những sản phụ khác. Thêm vào đó, tình trạng thiếu máu thai kỳ còn là nguyên nhân dẫn đến sinh non và tử vong sơ sinh. Chính vì vậy, các bác sĩ luôn khuyên thai phụ nên thử máu chậm nhất sau 4 tháng bước vào thai kỳ.
- Xem thêm: Biểu hiện của bệnh thiếu máu trong thai kỳ và cách phòng tránh
Cao huyết áp
Nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ mắc cao huyết áp trong thai kỳ luôn cao hơn so với người bình thường. Về lâu dài, bệnh cao huyết áp có thể khiến họ dễ mắc phải các căn bệnh liên quan đến tim mạch. Người đã từng bị cao huyết áp thai kỳ trong lần mang thai đầu có nguy cơ cao mắc lại ở lần mang thai tiếp theo. Tuy nhiên, nếu phụ nữ đã từng trải qua thai kỳ mà không bị cao huyết áp thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch của họ sẽ thấp hơn so với những người chưa từng sinh đẻ.
- Xem thêm: Huyết áp cao và huyết áp thấp trong thai kỳ
Tiền sản giật và sản giật
Huyết áp cao và protein niệu là căn cứ để chẩn đoán tiền sản giật.
Thông tiền, tiền sản giật chỉ xuất hiện sau tuần thứ 20. Thai phụ mắc tiền sản giật sẽ chịu những tổn thương ở các cơ quan khác. Nếu như trước đây để chấn đoán tiền sản giật, người ta phải căn cứ vào ba kết quả: huyết áp cao, protein niệu và phù thì hiện nay, chỉ cần dựa trên hai yếu tố đầu là cao huyết áp và protein niệu đã đủ để đi đến kết luận về tiền sản giật. Thai phụ mắc tiền sản giật không chỉ khiến thai nhi chậm phát triển, đối mặt với nguy cơ sinh non mà còn nguy hiểm đến tính mạng.
- Xem thêm: Tiền sản giật trong thai kỳ: dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa
Thai phụ mắc bệnh đái tháo đường
Người mắc bệnh tiểu đường cần được điều trị và theo dõi chặt chẽ khi mang thai. Họ phải luôn được đảm bảo giữ ổn định mức đường huyết. Ngoài ra, chứng tiểu đường thai kỳ cũng có thể xuất hiện ở những phụ nữ chưa từng có tiền sử bệnh đái tháo đường khi bước vào tháng thứ 6 của thai kỳ. Điều cần làm khi chăm sóc thai phụ mắc bệnh đái tháo đường là lên thực đơn hàng ngày phù hợp nhưng vẫn đảm bảo được độ dinh dưỡng cần thiết. Trong thai kỳ, luôn theo dõi sát sự phát triển của thai nhi để để phòng các biến chứng. Bằng không, thai phụ và thai nhi sẽ gặp nguy hiểm trong quá trình chuyển dạ. Lưu ý, người mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể tự khỏi sau 1 tháng sinh, nhưng cũng có trường hợp mang bệnh mãn tính.
- Xem thêm: Tiểu đường trong thai kỳ và cách phòng tránh
Tình trạng hở eo tử cung
Thông thường, cổ tử cung sẽ khép kín cho đến khi thai đủ tháng và bắt đầu chuyển dạ. Nhưng với những ai đã từng bị sẩy thai, khi vừa bước sang tháng thứ ba, cổ tử cung sẽ bị lỏng và hở, đẩy bào thai ra ngoài tử cung. Điều đáng nói, là với những trường hợp hở eo tử cung như thế này, tuổi thai có xu hướng nhỏ dần, nghĩa là lần mang thai sau, tuổi thai luôn nhỏ hơn lần mang thai trước. Để xử lý những trường hợp này, các bác sĩ sẽ tiến hành khâu vòng để thu hẹp chỗ hở trong 3 tháng đầu thai kỳ nhằm bảo vệ túi ối. Sau khi thai đủ tháng hoặc người mẹ có dấu hiệu chuyển dạ, họ sẽ cắt chỉ để đứa trẻ được chào đời.
- Xem thêm: Hở eo tử cung trong thai kỳ và cách xử lý
Thai nhi kém phát triển
Tìm hiểu thêm: Suy dinh dưỡng bào thai – Liệu mẹ đã biết gì về biến chứng thai kỳ này?
Để nhận biết thai nhi chậm phát triển, mẹ chỉ việc so sánh tuổi thai với kết quả siêu âm các vòng đầu, bụng và chiều dài chi dưới.
Mẹ mang thai ăn uống thiếu dinh dưỡng, nghiện bia, thuốc lá hoặc mắc các căn bệnh mãn tính như đái tháo đường, cao huyết áp, lao phổi… đều ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài những nguyên nhân này ra, việc mẹ dùng thuốc điều trị tùy tiện cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự tăng trưởng bình thường của trẻ. Trong một vài trường hợp, có thể tiến hành chọc ối, lấy sinh thiết để kiểm tra các căn bệnh di truyền hoặc tình trạng nhiễm khuẩn nghiêm trọng. Để nhận biết thai nhi chậm phát triển, mẹ chỉ việc so sánh tuổi thai với kết quả siêu âm các vòng đầu, bụng và chiều dài chi dưới.
Để cải thiện tình trạng này, mẹ cần bồi bổ thật nhiều, ăn đúng bữa, đủ chất và thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh.
- Xem thêm: Thai chậm phát triển trong tử cung
Song thai hoặc đa thai
>>>>>Xem thêm: Nhật ký hạnh phúc của một mẹ 7 năm chạy chữa vô sinh
Nguy cơ tiền sản giật, thiếu máu, và vị trí thai bất thường là những điều khó tránh khỏi khi mang song thai hoặc đa thai.
Do phải mang trong mình không chỉ một thai nên nhu cầu dinh dưỡng của mẹ luôn trong tình trạng thiếu hụt. Chính vì vậy, nguy cơ tiền sản giật, thiếu máu, và vị trí thai bất thường là những điều khó tránh khỏi. Những rối rắm này sẽ càng tiếp tục nghiêm trọng hơn khi bạn bước sang giai đoạn cuối thai kỳ.
- Xem thêm: Đối mặt với những rắc rối khi mang song thai
Âm đạo chảy máu bất thường
Bất cứ khi nào bạn thấy âm đạo chảy máu hãy đến bác sĩ ngay để được kiểm tra và xử lý kịp thời. Sự chậm trễ sẽ đặt bạn trong tình trạng nguy hiểm và dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Nếu chảy máu ở trước tuần thứ 28, chảy máu âm đạo có thể là một dấu hiệu báo sẩy thai. Nếu sau 29 tuần, bạn chảy máu âm đạo, đó có thể là các dấu hiệu bất thường về nhau thai rất nguy hiểm như nhau bám thấp, nhau tiền đạo, nhau cài răng lược,…
- Xem thêm: 17 nguyên nhân gây chảy máu âm đạo khi mang thai
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:
- 9 tính cách khác thường của phụ nữ trong thời kỳ bầu bí
- Mẹ cảm sốt khi mang thai có thể gậy nguy hiểm cho thai nhi
- 5 triệu chứng mẹ bầu cần lưu ý trong 3 tháng cuối thai kỳ