7 cách phòng trẻ “chết đuối trên cạn” cha mẹ nhất định phải thuộc lòng

Rate this post

“Chết đuối trên cạn” là một cụm từ lạ nhưng đang ngày càng phổ biến trong những gia đình có trẻ nhỏ, đặc biệt vào mùa hè này hầu hết phụ huynh đều cho con đi biển, đi hồ bơi.

Bạn đang đọc: 7 cách phòng trẻ “chết đuối trên cạn” cha mẹ nhất định phải thuộc lòng

Vì sao có hiện tượng này và cách phòng tránh, phát hiện ra sao?

1. Dấu hiệu trẻ “chết đuối trên cạn”

7 cách phòng trẻ "chết đuối trên cạn" cha mẹ nhất định phải thuộc lòng

Thay vì trẻ bị chết đuối khi đang bơi dưới nước, trẻ sẽ bị “chết đuối trên cạn” – nghĩa là khi về nhà hoặc lên bờ trẻ sẽ có những dấu hiệu của việc bị đuối nước và có nguy cơ dẫn đến tử vong cao nếu cha mẹ chủ quan.

Những dấu hiệu thường gặp về “chết đuối trên cạn” là trẻ thở nặng nhọc, ho thường xuyên, nôn và có hành vi bất thường hoặc rơi vào trạng thái rất buồn ngủ. Thậm chí, một số trẻ vừa lên bờ vẫn cười nói nhưng có thể tử vong ngay sau đó.

Ngay sau khi nhận thấy con có những dấu hiệu này sau khi đi bơi về, cha mẹ cần phải cho con đến bệnh viện cấp cứu ngay. Ngay cả khi con đã được nhân viên cứu hộ sơ cứu trước đó, cha mẹ cũng cần đưa con đến bệnh viện. Tại bệnh viện, trẻ sẽ dược chụp X-quang vùng ngực, được truyền dịch và theo dõi dấu hiệu suy hô hấp hoặc tổn thương phổi.

Nguyên nhân có thể do trẻ bị nước tràn vào phổi nhưng khi đưa lên bờ lại không được sơ cứu ngay nên nước thủng phổi, chiếm hết diện tích oxy dẫn tới tử vong. Đáng sợ nhất là hiện tượng này có thể gây tử vong trong 24h sau khi trẻ bơi xong.

2. Các biện pháp phòng “chết đuối trên cạn” ở trẻ

Tìm hiểu thêm: Bắn mắt cận thị bao nhiêu tiền và ở đâu uy tín?

7 cách phòng trẻ "chết đuối trên cạn" cha mẹ nhất định phải thuộc lòng

>>>>>Xem thêm: Mách mẹ top thực phẩm giàu dinh dưỡng, giảm đau sốt cho bé mọc răng từ 2 – 20 cái

Để trẻ không nằm trong trường hợp này sau khi bơi về, cha mẹ cần phải thực hiện các nguyên tắc đề phòng sau một cách nghiêm túc khi cho trẻ đi bơi.

– Luôn theo dõi trẻ khi trẻ xuống dưới nước.

– Chỉ cho trẻ bơi ở khu vực có nhân viên cứu hộ.

– Tuyệt đối không để con bơi một mình.

– Cho trẻ đeo kính bơi và mũ đội đầu, đeo áo phao nếu trẻ chưa bơi tốt.

– Cho con đi học bơi để có thể bơi tốt ở mọi môi trường nước (trẻ 4 tuổi trở lên có thể cho đi học bơi).

– Đối với trẻ lớn, cha mẹ hãy dạy con những dấu hiệu về chết đuối trên cạn sau khi bơi xong. Nếu con có dấu hiệu gì khác thường sau khi bơi cần báo cha mẹ ngay.

– Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ cần tránh tối đa việc trẻ uống nước khi bơi và theo dõi tình trạng sức khỏe trẻ sau khi bơi xong.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *