So với đẻ mổ, đẻ thường luôn được khuyến khích bởi đây là phương pháp sinh nở tự nhiên, tốt cho cả mẹ lẫn bé. Tuy vậy, sinh thường vẫn tiềm ẩn những nguy cơ đối với sức khỏe của mẹ và con.
Bạn đang đọc: 6 nguy cơ có thể mẹ sinh thường phải đối mặt
- Mô tả chi tiết 3 giai đoạn chuyển dạ ở mẹ sinh thường
1. Sa các cơ quan trong khung chậu
Sinh thường cũng có những nguy cơ mà mẹ bầu phải đối mặt.
Các cơ quan trong khung chậu như bàng quang, dạ con, ruột có thể bị sa xuống âm đạo do một số các tổn thương xảy ra ở cơ đáy chậu do quá trình rặn đẻ lâu, kéo dài. Lúc này, mẹ bầu cần các can thiệp y khoa để đảm bảo sức khỏe.
2. Bị rách tầng sinh môn
Phần mô mềm nằm giữa âm hộ và hậu môn gọi là tầng sinh môn. Các mô này thường giãn mềm ra khi mẹ chuyển dạ, giúp cho em bé dễ dàng chui ra ngoài hơn. Em bé càng lớn, tầng sinh môn sẽ bị rách nhiều hơn và phải tiến hành khâu lại sau đó. Để hạn chế rách tầng sinh môn, mẹ bầu có thể áp dụng các cách sau:
– Sinh con trong tư thế quỳ gối giúp trẻ ra đời dễ dàng hơn, đồng thời áp lực lên đáy chậu và tầng sinh môn cũng giảm đáng kể.
– Sử dụng thuốc giảm đau theo gợi ý của bác sĩ. Nên yêu cầu sự hỗ trợ của hộ sinh khi rặn đẻ để tránh tầng sinh môn bị rách quá nhiều.
Tìm hiểu thêm: Bí quyết để quá trình sinh mổ của mẹ bầu nhẹ nhàng như không
Mẹ có thể cần sự hỗ trợ của hộ sinh để quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi hơn.
– Chỉ nên rặn đẻ khi cổ tử cung đã mở hết 10 phân và chỉ rặn khi các cơn co thắt xuất hiện và thúc đẩy cảm giác rặn.
– Các thủ thuật hỗ trợ sinh như forceps không tốt cho mẹ bầu khi muốn hạn chế rách tầng sinh môn.
3. Đau đáy chậu hoặc âm hộ
Tổn thương ở đáy chậu hay rách tầng sinh môn sẽ khiến mẹ bị đau ở đáy chậu hoặc âm hộ sau sinh. Thường tình trạng này sẽ nhanh chóng hồi phục một cách tự nhiên. Nhưng nếu cảm giác đau kéo dài sau sinh không thuyên giảm, mẹ nên đến bệnh viện để kiểm tra các thương tổn.
4. Sa dây rốn
Hiện tượng sa dây rốn hiếm khi xảy ra. Nhưng đây là một biến chứng nguy hiểm. Sa dây rốn là tình trạng dây rốn sổ ra ngoài trước khi em bé ra đời. Điều này gây sự chèn ép khiến thai nhi bị suy cấp. Trong các trường hợp này, bác sĩ sẽ nhanh chóng tiến hành mổ cấp cứu để bảo toàn tính mạng cho cả mẹ và bé.
>>>>>Xem thêm: Tăng huyết áp trong giai đoạn thai kỳ có nguy hiểm không?
Nếu bác sĩ thấy rằng mẹ bầu nên tiêm thuốc giảm đau thì hãy tiêm nhé.
5. Đáy chậu bị tổn thương
Dưới áp lực của việc rặn đẻ đáy chậu có thể bị tổn thương, nứt hoặc các cơ đáy chậu bị căng hay co quá mức. Sản phụ gặp phải điều này có thể mắc chứng đau khung chậu tạm thời, hoặc tệ hơn là đau mạn tính. Để giảm nguy cơ tổn thương đáy chậu mẹ bầu nên áp dụng các cách dưới đây.
– Các bài tập kegel khi mang thai sẽ giúp tăng tính đàn hồi của xương chậu và giúp giảm các nguy cơ tổn thương xuống đáng kể.
– Mẹ nên sinh con ở tư thế đứng thẳng.
– Không massage đáy xương chậu khi mang thai.
– Sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.
6. Các rủi ro cho em bé
Không chỉ mẹ mà bé cũng có thể gặp những rủi ro khi sinh thường. Một số các rủi ro thường gặp khi quá trình sinh thường không diễn ra suôn sẻ như:
– Bé bị suy thai do thiếu oxy. Lúc này bé không nhận được đủ lượng oxy cần thiết và bắt đầu xuất hiện các biến chứng về sức khỏe cũng như hoạt động của hệ thần kinh.
– Các biện pháp hỗ trợ sinh như forceps có thể khiến bé bị tổn thương khi sinh ra.
– Bé có thể bị kẹt vai trong quá trình rặn đẻ và dẫn đến các tổn thương về thần kinh và thể chất khi chào đời.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:
- Những điều cần biết về phương pháp giục sinh
- Giải đáp 7 thắc mắc thường gặp về sinh mổ và sinh thường
- 5 lời khuyên dành cho mẹ sinh thường trước khi sinh con